UBND TP.HCM vừa báo cáo Bộ Xây dựng kết quả thực hiện chính sách nhà ở và thị trường bất động sản (BĐS) năm 2021 và phương hướng nhiệm vụ năm 2022.
TheắngnhàgiárẻTPHCMkiếnnghịhạnchếcấptíndụngchodựánBĐScaocấkq giai anho UBND TP.HCM, thị trường BĐS của Thành phố trong năm 2021 không có biến động lớn về lượng nhà ở do bị ảnh hưởng lớn bởi dịch Covid-19, đặc biệt có giai đoạn Thành phố tăng cường giãn cách xã hội. Nguồn cung nhà ở tại các dự án còn hạn chế.
Bên cạnh đó, hệ thống các quy định pháp luật còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ nên dẫn đến doanh nghiệp tốn rất nhiều thời gian cho quá trình chuẩn bị hồ sơ đầu tư xây dựng dự án.
Đồng thời, nhiều dự án tại TP.HCM đang trong quá trình thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, rà soát lại thủ tục pháp lý, thậm chí bị điều tra. Điều này dẫn đến việc các sở, ngành có liên quan chậm phối hợp cho ý kiến hoặc giải quyết thủ tục pháp lý dự án. Đặc biệt là những doanh nghiệp có liên quan đến vốn Nhà nước hoặc dự án có nguồn gốc đất công.
So với năm trước, hoạt động kinh doanh BĐS của TP.HCM trong năm 2021 giảm 17,32%; doanh thu hoạt động kinh doanh BĐS giảm 25,2%; số lượng doanh nghiệp kinh doanh BĐS đăng ký thành lập mới giảm 17%.
Theo ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP.HCM, số liệu thống kê nói trên phản ánh đúng thực trạng thị trường BĐS của Thành phố. Đây là năm thứ hai liên tiếp hoạt động kinh doanh BĐS của Thành phố suy giảm.
Điểm sáng là vốn đầu tư nước ngoài đăng ký mới đạt 214,1 triệu USD, tăng 67% so với năm 2020 nhưng vẫn thấp hơn 53,3% so với năm 2019.
Trong năm 2021, TP.HCM đã phát triển thêm 4,7 triệu m2 sàn nhà ở. Đã di dời toàn bộ 6 chung cư với 333 hộ dân; di dời dang dở 5 chung cư; tháo dỡ toàn bộ 4 chung cư xuống cấp; đã có chủ đầu tư cho 10 chung cư; 5 chung cư chưa có chủ đầu tư.
Giai đoạn 2021 – 2025, TP.HCM dự kiến triển khai 47 dự án nhà ở xã hội (NƠXH). Trong đó, có 37 dự án có nguồn gốc đất do doanh nghiệp tự đền bù và 10 dự án sử dụng 20% quỹ đất ở tại các dự án nhà ở thương mại.
Về thị trường BĐS trong năm qua, UBND TP.HCM đánh giá cơ cấu sản phẩm mất cân đối khi tỷ lệ phân khúc căn hộ bình dân giảm từ 1% xuống 0%; phân khúc căn hộ trung cấp (giá bán từ 20 triệu đồng/m2 – 40 triệu đồng/m2) giảm từ 56,9% xuống còn 26,02%; phân khúc căn hộ cao cấp (giá bán trên 40 triệu đồng/m2) tăng cao nhất, từ 42,1% lên 73,98%.
Trong năm 2022, TP.HCM đặt hàng loạt chỉ tiêu phát triển nhà ở, như: Tăng tối thiểu 6,7 triệu m2 sàn nhà ở; diện tích nhà ở bình quân đầu người tối thiểu 21,2m2/người; dành 194,6ha đất để xây nhà ở thương mại; 52,1ha đất để xây NƠXH.
Về nhu cầu vốn để phát triển nhà ở, TP.HCM dự kiến cần 72.578 tỷ đồng. Trong đó, 28.435 tỷ đồng cho đầu tư xây dựng nhà ở thương mại; 43.456 tỷ đồng xây dựng nhà ở riêng lẻ của các hộ gia đình, cá nhân; 698 tỷ đồng xây NƠXH.
Ngoài ra, TP.HCM sẽ tiếp tục rà soát quỹ đất 20% diện tích đất ở dành để xây NƠXH tại các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị mới trên địa bàn.
Nhằm tạo thêm nguồn cung nhà giá rẻ, góp phần điều chỉnh cơ cấu căn hộ phù hợp với nhu cầu thị trường và khắc phục tình trạng lệch pha cung – cầu, UBND TP.HCM kiến nghị Bộ Xây dựng nghiên cứu cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển nhà ở thương mại giá thấp để trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, ban hành.
UBND TP.HCM kiến nghị Ngân hàng Nhà nước theo dõi, chỉ đạo các ngân hàng thương mại các vấn đề như: Quản lý chặt chẽ tình hình cấp tín dụng đối với lĩnh vực BĐS, chuyển tiền thu từ BĐS ra nước ngoài, thực hiện chính sách tín dụng linh hoạt đáp ứng nhu cầu thực về nhà ở cho người dân, hạn chế tín dụng cho đầu tư BĐS cao cấp, BĐS du lịch nghỉ dưỡng và đầu cơ BĐS.
Tăng cường theo dõi, kiểm tra việc cấp tín dụng trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh BĐS của hệ thống ngân hàng thương mại đối với các dự án BĐS, nhất là các dự án BĐS cao cấp, quy mô lớn và các chủ đầu tư có nhiều dự án vay vốn.
Anh Phương