Toàn huyện Phú Giáo có 12 dân tộc thiểu số anh em cùng chung sống trên địabàn,úGiáoĐờisốngđồngbàodântộcthiểusốcónhiềuđổtỷ số hôm nay với 664 hộ, 2.847 nhân khẩu; trong đó đông nhất là dân tộc Khmer với 244 hộsống tập trung tại xã An Bình. Xác định việc quan tâm nâng cao đời sống cho ĐBDTTStrên địa bàn huyện là nhiệm vụ quan trọng nhằm tăng cường khối đại đoàn kết cácdân tộc, ổn định tình hình địa phương, trong những năm qua, huyện Phú Giáo đặcbiệt coi trọng việc hỗ trợ, đầu tư cho sự phát triển vùng ĐBDTTS. Đặc biệt từkhi triển khai thực hiện Chương trình 135 của Chính phủ, huyện Phú Giáo đã triểnkhai đầu tư thực hiện nhiều dự án cho vùng ĐBDTTS như làm đường giao thông nôngthôn, hỗ trợ đất sản xuất, nhà ở, công trình nước sinh hoạt, chăn nuôi bò sinhsản với mục tiêu giúp ĐBDTTS trên địa bàn vươn lên vượt qua đói nghèo bằngchính sức lao động của họ. Song song với việc đầu phát triển kinh tế cho ĐBDTTS, Đảng bộ, chínhquyền huyện cũng rất coi trọng vấn đề đầu tư cho các lĩnh vực đời sống văn hóanhằm nâng cao đời sống tinh thần của ĐBDTTS thông qua việc đầu tư xây dựng hạ tầng,tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ giữa các dân tộc anh em. Thôngqua thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dâncư” Phú Giáo đã phát huy được những giá trị tinh thần tốt đẹp, những nét truyềnthống văn hóa tiêu biểu của ĐBDTTS, loại bỏ những hủ tục lạc hậu trong ĐBDTTS. Từ các chính sách đầu tư nói trên, đời sống của ĐBDTTS đã từng bước đượcthay đổi theo hướng tích cực. Ông Kim Niệm, Phó Chủ tịch Thường trực UBMTTQVNhuyện Phú Giáo cho biết: “So với cách đây 5 năm, bản thân tôi nhận thấy đời sốngcủa ĐBDTTS trên địa bàn đã có những thay đổi vượt bậc, số hộ có đời sống khá vàgiàu tăng lên nhanh và chiếm khoảng 70% tổng số hộ ĐBDTTS hiện nay. Số hộ nghèocòn rất ít và tập trung nhiều ở xã An Bình. Để có được thành quả như ngày hômnay là nhờ sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, sự ý thức và ý chí vươn lênthoát nghèo, làm giàu của ĐBDTTS trong huyện”. Trong những thành tựu qua hơn 10 năm xây dựng và phát triển, nhất làsau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ II thì thành tựukhông thể không nhắc đến là sự đổi thay một cách mạnh mẽ đời sống của đồng bàodân tộc trên địa bàn huyện hiện nay. Nói về sự quan tâm của lãnh đạo huyện vànhững đổi thay trong đời sống của đồng bào mình, ông Kim Minh Thành, dân tộcKhmer ở xã An Bình, cho biết: “Đồng bào dân tộc Khmer bản địa ở xã An Bìnhchúng tôi trước đây có đời sống lạc hậu lắm, chủ yếu là sống du canh, du cư nayđây mai đó, phát rừng làm rẫy, nhiều gia đình không có chỗ ở ổn định, con cáikhông được đi học, vì vậy cái nghèo vẫn cứ theo mãi chúng tôi. Trong những nămqua, nhờ Đảng và Nhà nước quan tâm đồng bào dân tộc chúng tôi như cho đất sảnxuất, cho mượn tiền, cho cây con giống và chỉ cho cách làm ăn; từ đó đồng bàodân tộc chúng tôi đã dần ổn định cuộc sống, định canh sản xuất, phát triển trồngtrọt, chăn nuôi nên có thu nhập cao, kinh tế gia đình ngày càng phát triển, đờisống ngày càng ổn định, con cháu chúng tôi được đến lớp học cái chữ, nhiều conem đồng bào chúng tôi học lên trung cấp, cao đẳng và đại học. Nhờ đó, đồng bàodân tộc chúng tôi có nhiều thời gian để tham gia vào các hoạt động vui chơi giảitrí; đời sống tinh thần của đồng bào ngày càng tốt hơn”. Với sự quan tâm đầu tư và những chính sách đúng đắn trong phát triển củaĐảng và Nhà nước, những năm qua ĐBDTTS của huyện Phú Giáo đã không ngừng nỗ lựcvươn lên, góp phần vào sự phát triển chung của huyện Phú Giáo nói riêng và củatỉnh Bình Dương nói chung. 5 năm về trước, số hộ ĐBDTTSở Phú Giáo có thu nhập 50 triệu đồng/năm là điều rất hiếm, thì nay số hộ có thunhập từ 50 triệu đồng, thậm chí lên đến 200 triệu đồng/năm như hộ gia đình ôngLa Bình, dân tộc Sán Chỉ ở xã Tam Lập; hay hộ chị Ngưu Thị Dung, dân tộc Khmer ởAn Bình là rất nhiều. Con em ĐBDTTS theo học tại các trường trung cấp, cao đẳng,đại học không còn hiếm như trước. Nhiều người là DTTS hiện là giáo viên, cán bộcông tác tại các cơ quan Đảng, Nhà nước trong và ngoài huyện. HOÀI PHƯƠNG |