Nuôi dưỡng những khát vọng bình dị_lịch c3 châu âu
Ngày nay,ôidưỡngnhữngkhátvọngbìnhdịlịch c3 châu âu có những gia đình tính chuyện chocon đi du học trong khi xung quanh vẫn còn nhiều mảnh đời cơ cực. Ước vọng củanhững người làm cha mẹ là cho con được tới trường, biết đọc từng con chữ, con số,biết được tình cảm bạn bè, tình yêu thương của thầy cô giáo. Lớp học tìnhthương phường Lái Thiêu (TX.Thuận An) là nơi để những mảnh đời cơ cực gửi gắmnhững mong muốn đó.
Các em nhỏ ở lớp học tình thươngphường Lái Thiêu miệt mài học tập
Các em nhỏ ở lớp học tình thươngphường Lái Thiêu miệt mài học tậpNhững mong muốn bình dị Lớp học tình thương phường LáiThiêu được thành lập năm 1998 với 20 em nhỏ lang thang, cơ nhỡ ban đầu. Năm họcmới 2013, lớp chính thức khai giảng với 15 giáo viên tình nguyện và hơn 100 họcsinh, được chia làm 2 ca học sáng, tối. Khoảng 80 em học buổi tối tại trường Tiểuhọc Trần Quốc Toản và 30 em học buổi sáng tại một trung tâm khác. Đến thăm lớp học buổi tối tại trườngTiểu học Trần Quốc Toản được trang bị cơ sở vật chất khá khang trang và tiệnnghi, chúng tôi được tiếp xúc với những hoàn cảnh rất đáng thương. Gặp chị ĐỗThị Mai đang tìm người quản lý để xin cho con nhập học chúng tôi được biết, giađình chị có 2 mẹ con, chị làm nghề bán vé số nên thu nhập bấp bênh, con lên lớp5 thì phải nghỉ học do không đủ tiền trang trải. Tuy vậy, chị vẫn muốn con tiếptục đến trường nên đã tìm đến lớp học này. Còn chị Lê Thị Hương (quê Hà Nam),đang là công nhân một công ty ở TX.Thuận An, chồng làm thợ hồ, thu nhập khá bấpbênh nên việc lo cho 2 con sinh đôi gặp vô vàn khó khăn. Khi nghe hàng xóm giớithiệu về lớp học này, anh chị đã không ngần ngại đưa con tới học. Em Nguyễn Thị Hồng (quê ĐồngTháp, 17 tuổi) đang theo học lớp 3 cho biết, em đang làm thuê cho công ty gỗ vớimức lương 3 triệu đồng/tháng để phụ ba mẹ. Ban ngày đi làm, ban đêm tới lớp học.Ở quê em không được đến trường vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, khi lên BìnhDương thấy các bạn đi học nên chủ động nói ba mẹ xin vào lớp học này. Dù học chưalâu nhưng ít nhiều cũng có vốn kiến thức để làm việc tốt hơn, ứng xử với cuộc sốngkhôn ngoan hơn. Còn Nguyễn Tấn Tài mới 16 tuổi nhưng đã có 3 năm làm thợ sửa xemáy, chia sẻ: “Trước đây em ham chơi nên bỏ học, sau đó ba hướng cho đi làm. Giờlớn rồi nên em muốn vừa làm vừa học, biết thêm kiến thức. Em theo học ở đây đượchơn 1 năm, vừa được học văn hóa, vừa được các anh chị hướng dẫn kỹ năng xã hộinên cảm thấy thời gian mình học ở đây có nhiều bổ ích cho cuộc sống”… Bài học về giá trị cuộc sống Trong số 15 giáo viên tình nguyệnđứng lớp, đa phần đều còn rất trẻ. Các bạn hiện là sinh viên theo học tại cáctrường Đại học Thủ Dầu Một, Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Bình Dương, trường Chínhtrị tỉnh… Khi hỏi về bí quyết đồng hành cùng lớp học sau 5 năm gắn bó, bạn TrầnTrương Long (sinh viên khoa Quản lý xã hội, trường Chính trị tỉnh) nói: “Chínhtinh thần học tập của các em nhỏ là động lực để lớp học duy trì và phát triển.Khi nhìn thấy các em ngoan ngoãn, biết nghe lời, đi học chuyên cần và tiến bộ từngngày đã thôi thúc chúng tôi gắn bó với lớp để truyền đạt kiến thức cho các em”.Hầu hết các em ở đây gia đình đềukhó khăn, được học lớp học tình thương này giúp các em cảm thấy tự tin, bớt mặccảm và hòa đồng với các bạn. Long cũng cho biết, khi tình nguyện tham gia dạy họcở đây, không chỉ thầy cô dạy các em mà ngược lại, các em cũng dạy cho thầy côbiết thêm về tâm lý trẻ thơ, biết cảm nhận về giá trị của cuộc sống, biết chiasẻ nhiều hơn… Chưa tới giờ tan học nhưng nhữngđợt gió thổi mạnh báo trước trận mưa lớn sắp kéo về, thầy trò lớp học lại vộigom sách vở tan lớp, bởi đa phần các em nhỏ đều tự đi bộ tới trường nên phải“chạy” mưa. Nhìn những nụ cười ngây thơ của các em chăm chú khi học, hồn nhiênđùa giỡn khi tan trường và được đón nhận sự quan tâm từ các anh chị tình nguyệnviên, chúng tôi tin rằng mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui của cácem, của các tình nguyện viên. THANH LÊ