Thực hiện quyết liệt, hiệu quả Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế_keo bong 88
Sản xuất giày xuất khẩu sang thị trường châu Âu tại Công ty giày Trường Xuân,ựchiệnquyếtliệthiệuquảChươngtrìnhphụchồipháttriểnkinhtếkeo bong 88 Ba Vì, Hà Nội.
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 50/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2022 trong đó nêu rõ, thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường và khó dự báo, nhất là ảnh hưởng của cuộc xung đột tại Ukraine; khả năng phục hồi của kinh tế thế giới khó khăn hơn và dự báo tăng trưởng thấp hơn năm 2021, rủi ro trên thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế gia tăng.
Áp lực lạm phát, giá nguyên vật liệu, giá xăng dầu và nhiều hàng hóa cơ bản khác tăng cao. Tình hình dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp; trong khi đó, biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ, thời tiết cực đoan ngày càng khó lường, tác động ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống.
Trong bối cảnh đó, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục thực hiện đồng bộ, thống nhất, kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tại các Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, nhất là tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 8/1/2022, Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, Nghị quyết số 38/NQ-CP ngày 17/3/2022 về Chương trình phòng, chống dịch COVID-19; trong đó tập trung vào một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.
Thực hiện quyết liệt, hiệu quả hơn nữa Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội
Các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao:
Căn cứ Chương trình làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, tập trung nguồn lực, khẩn trương hoàn thiện các đề án, tờ trình, báo cáo để trình cấp có thẩm quyền, bảo đảm chất lượng, tiến độ theo quy định.
Khẩn trương thực hiện quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ; hoàn thiện, ban hành hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình trước ngày 10/4/2022; chủ động xử lý các vấn đề phát sinh theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định, chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc bảo đảm tiến độ, chất lượng theo đúng yêu cầu đề ra.
Thực hiện nghiêm túc các kết luận, chỉ đạo của Trung ương, Lãnh đạo chủ chốt, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19; không được lơ là, chủ quan, mất cảnh giác.
Tiếp tục tập trung triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19; khẩn trương hoàn thành sớm nhất việc tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên và chủ động các phương án tiêm mũi 4 (khi có đủ cơ sở), nhất là cho các đối tượng ưu tiên.
Chuẩn bị sẵn sàng điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện bảo quản, địa điểm, nhân lực để tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 12 tuổi ngay sau khi được cung ứng vaccine, bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả; hoàn thành trong quý 2 năm 2022.
Khẩn trương thực hiện nghiêm các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 18/NQ-CP ngày 11/2/2022 của Chính phủ về triển khai thực hiện Nghị quyết số 44/2021/QH15 ngày 11/2/2022 của Quốc hội về chủ trương đầu tư xây dựng dự án đường cao tốc Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025, bảo đảm chất lượng, tiến độ; thường xuyên giao ban đánh giá tình hình, kết quả thực hiện và chủ động có giải pháp xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh.
Các Bộ: Công Thương, Ngoại giao, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan theo dõi sát tình hình quốc tế, khu vực, phân tích, đánh giá kịp thời những tác động ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta; trên cơ sở đó, chủ động, kịp thời xây dựng các kịch bản, phương án ứng phó, chỉ đạo điều hành sản xuất, cân đối cung cầu hàng hóa trong nước và điều hành, bình ổn giá phù hợp.
Các Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao tăng cường công tác nắm tình hình thế giới, khu vực, nhất là tình hình chiến sự tại Ukraine, tình hình Biển Đông, sự điều chỉnh chiến lược của các nước lớn để kịp thời tham mưu với Đảng, Nhà nước những chủ trương, biện pháp ứng phó phù hợp.
Tích cực làm tốt công tác phòng ngừa, quản lý chặt chẽ địa bàn, đối tượng, bảo đảm giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, trong đó có hoạt động xuất nhập cảnh gắn với yêu cầu phòng, chống dịch bệnh.
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm nắm chắc tình hình, kịp thời phát hiện và xử lý ngay những vấn đề phát sinh, tác động xấu đến kinh tế-xã hội thuộc phạm vi, lĩnh vực quản lý nhà nước; chủ động làm việc với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.
Các bộ, cơ quan, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 28/1/2022 của Chính phủ ban hành Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Triển khai kịp thời, có hiệu quả các chính sách ưu đãi về thuế, phí
Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương, triển khai kịp thời, có hiệu quả các chính sách ưu đãi về thuế, phí hỗ trợ phục hồi sản xuất, kinh doanh và phát triển kinh tế, trong đó theo dõi sát tác động đến nguồn thu ngân sách nhà nước của việc thực hiện Nghị quyết số 18/2022/UBTVQH15 ngày 23/3/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn.
Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, rà soát, đề xuất sửa đổi quy định của Luật Chứng khoán, Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 của Chính phủ quy định về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế và các quy định khác có liên quan, nhất là việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp không có tài sản bảo đảm để khắc phục những bất cập của quy định pháp luật về chứng khoán và trong hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Triển khai thực hiện hiệu quả các biện pháp bảo đảm thị trường chứng khoán hoạt động ổn định, an toàn, thông suốt, công khai, minh bạch, phát triển bền vững và xử lý nghiêm các sai phạm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá và việc chấp hành pháp luật về giá, xử lý nghiêm các vi phạm.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương khẩn trương xây dựng phương án điều chỉnh linh hoạt nguồn vốn đầu tư công trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và nguồn vốn đầu tư công của Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội trong năm 2022-2023, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Chủ trì, phối hợp với các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động-Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc khẩn trương tổng hợp, trình Chính phủ phương án phân bổ vốn cho 3 Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp tháng 4/2022.
Tập trung hoàn thiện hồ sơ, trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư đối với dự án Đường vành đai 4 Vùng Thủ đô Hà Nội, Đường vành đai 3 vùng Thành phố Hồ Chí Minh.
Kiểm soát chặt chẽ dòng tiền vào các lĩnh vực có tính đầu cơ
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với cơ quan, địa phương tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách khác để kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế và góp phần thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân.
Triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng; tập trung xử lý và hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh; khuyến khích các tổ chức tín dụng tiếp tục tiết giảm chi phí để phấn đấu giảm lãi suất cho vay, tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp, người dân; hướng tín dụng vào sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ dòng tiền vào các lĩnh vực có tính đầu cơ.
Tăng cường hơn nữa hiệu quả công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra các tổ chức tín dụng liên quan đến hoạt động phát hành trái phiếu của tổ chức tín dụng và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.
Khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định hướng dẫn thực hiện hỗ trợ lãi suất cho vay từ ngân sách nhà nước đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với cơ quan, địa phương tổ chức triển khai đồng bộ, hiệu quả Chương trình phòng, chống dịch COVID-19.
Bảo đảm đủ thuốc và tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương trong công tác điều trị, không để quá tải hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở.
Khẩn trương tổ chức mua, tiếp nhận các nguồn vaccine và tích cực triển khai tiêm vaccine kịp thời, an toàn, hiệu quả cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi, hoàn thành tiêm 2 mũi trong quý 2 năm 2022.
Đẩy mạnh tuyên truyền về tiêm vaccine, thông tin về sử dụng thuốc điều trị, hỗ trợ điều trị COVID-19 an toàn, hiệu quả để người dân tiếp cận thuốc một cách thuận tiện, kịp thời.
Cùng với các Bộ: Công Thương, Tài chính và các cơ quan có liên quan tiếp tục tăng cường thanh tra, kiểm tra việc kinh doanh các mặt hàng phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 như thuốc điều trị, kit xét nghiệm, trang thiết bị y tế,... kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật.
Triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện trong năm 2022
Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với cơ quan, địa phương tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm cung ứng đủ điện trong năm 2022 và các năm tiếp theo; rà soát các cơ chế, chính sách liên quan, kịp thời sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, trong đó cắt bỏ các giấy phép, quy định hành chính không cần thiết, là rào cản đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh điện.
Thúc đẩy sản xuất, nhập khẩu than, khí để cung ứng đủ cho sản xuất điện và các ngành sản xuất quan trọng khác; phát động và thực hiện hiệu quả phong trào tiết kiệm điện; kiên quyết không để xảy ra thiếu điện, mất cân đối về điện, giữ vững an ninh năng lượng quốc gia.
Tăng cường theo dõi sát diễn biến thị trường để có giải pháp điều hành giá xăng dầu linh hoạt, chủ động, kịp thời, hiệu quả, góp phần kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm cung ứng đủ xăng dầu phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp.
Tăng cường thực hiện các biện pháp khắc phục hiệu quả tình trạng ùn tắc hàng hóa tại các cửa khẩu biên giới phía Bắc, có biện pháp phù hợp, kịp thời hỗ trợ, khuyến khích xuất khẩu hàng hóa chính ngạch, nhất là hàng nông sản.
Theo dõi sát tình hình, triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, bảo đảm cán cân thương mại hàng hóa cân bằng và bền vững.
Xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất các mặt hàng nông sản có kim ngạch nhập khẩu lớn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với cơ quan, địa phương khẩn trương trình Chính phủ Nghị quyết về phát triển hợp tác xã nông nghiệp phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.
Chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương rà soát, xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất các mặt hàng nông sản có kim ngạch nhập khẩu lớn (như ngô, đậu tương...) để chủ động đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước, góp phần giảm nhập siêu.
Đóng gói chuối xuất khẩu tại Công ty TNHH MTV Kizuna, Bà Rịa-Vũng Tàu.
Kịp thời đề xuất cơ chế, chính sách hiệu quả để khuyến khích hoạt động chế biến, bảo quản hàng nông sản phục vụ xuất khẩu, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
Chủ động triển khai các giải pháp phòng, chống thiên tai, ứng phó với mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, nhất là diễn biến mưa lũ bất thường, nguy hiểm; kịp thời động viên, thăm hỏi, hỗ trợ các gia đình, người dân vùng bị ảnh hưởng của thiên tai, sớm ổn định cuộc sống và phục hồi sản xuất.
Tăng cường công tác bảo đảm an toàn hồ đập, công trình thủy lợi. Hoàn thiện Chương trình tổng thể phòng, chống thiên tai quốc gia, trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng Năm năm 2022.
Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Công an và các địa phương kiểm tra, chấn chỉnh ngay tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, đất rừng, vận chuyển gỗ và lâm sản trái phép, nhất là tại các tỉnh Tây Nguyên; xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định của pháp luật.
Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với cơ quan, địa phương khẩn trương rà soát các cơ chế, chính sách hiện hành, kịp thời khắc phục những bất cập, hạn chế và triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển thị trường bất động sản lành mạnh, ổn định, bền vững.
Tích cực triển khai chương trình nhà ở cho công nhân, nhất là trong các khu công nghiệp.
Đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các dự án giao thông quan trọng quốc gia
Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan, địa phương tập trung triển khai, đôn đốc, có giải pháp kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các dự án giao thông quan trọng quốc gia (như Cảng hàng không quốc tế Long Thành; đường bộ cao tốc Bắc-Nam phía Đông; các tuyến đường bộ kết nối Tây Nguyên với miền Trung; các tuyến đường bộ cao tốc vùng Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long); khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án giao thông quan trọng quốc gia (03 dự án đường cao tốc: Khánh Hòa-Buôn Ma Thuột, Biên Hòa-Vũng Tàu, Châu Đốc-Cần Thơ-Sóc Trăng).
Bộ Tài nguyên và Môi trường tập trung chỉ đạo nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dự báo, cảnh báo kịp thời các hiện tượng thời tiết, thủy văn cực đoan, nguy hiểm; thông tin kịp thời cho các cơ quan chức năng và người dân, doanh nghiệp biết để phục vụ cho việc phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.
Theo dõi chặt chẽ để kịp thời có phương án hỗ trợ kết nối cung-cầu lao động
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với cơ quan, địa phương khẩn trương hướng dẫn, tổ chức thực hiện Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15 ngày 24/3/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về số giờ làm thêm trong 1 năm, trong 1 tháng của người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch COVID-19 và phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội.
Kiểm tra, đôn đốc các địa phương, doanh nghiệp triển khai kịp thời hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động có quan hệ lao động, đang ở thuê, ở trọ, làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu vực kinh tế trọng điểm theo Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg ngày 28/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Khẩn trương tổng kết, đánh giá các chính sách hỗ trợ người dân, người lao động, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021; đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ trong trường hợp cần thiết.
Theo dõi chặt chẽ để kịp thời có phương án hỗ trợ kết nối cung-cầu lao động, đẩy nhanh phục hồi thị trường lao động, đáp ứng đủ lao động cho doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế.
Chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đại diện người lao động và người sử dụng lao động đề xuất tổ chức Diễn đàn quốc gia về lao động, việc làm trong quý 2 năm 2022.
Tăng cường triển khai, ứng dụng có hiệu quả cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để nắm chắc các đối tượng cần trợ giúp về an sinh xã hội; bổ sung nội dung hỗ trợ an sinh xã hội để phòng, chống dịch vào cơ sở dữ liệu quốc gia về an sinh xã hội./.
Theo TTXVN