“Nếu chống được bức cung,ĐạibiểuQuốchộiủnghộghiâmghihìnhkhihỏnhận định boca juniors dùng nhục hình, bảo vệ quyền con người thì có tốn kinh phí cũng phải xem xét đầu tư”.
Sáng nay (17-6), Quốc hội làm việc tại Hội trường thảo luận về dự án Bộ luật Tố tụng hình sự (sửa đổi). Một trong những nội dung có nhiều ý kiến phát biểu là quy định bắt buộc ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung bị can.
Về vấn đề này, cơ quan thẩm tra dự án luật là Ủy ban Tư pháp của Quốc hội không tán thành với việc dự thảo quy định “Bắt buộc phải ghi âm hoặc ghi hình hoạt động hỏi cung bị can”.
Quan điểm này cho rằng thực tiễn cho thấy trong trường phạm tội quả tang, các vụ án chứng cứ đơn giản, rõ ràng và bị can đã nhận tội thì quy định hiện hành về hoạt động hỏi cung không có vướng mắc gì.
Còn việc bức cung, nhục hình, nếu có thường xảy ra trước khi khởi tố bị can (khi lấy lời khai người bị bắt, bị tạm giữ) hoặc trong trường hợp phạm tội không quả tang hoặc trong những vụ án phức tạp mà bị can không nhận tội hoặc đổ lỗi cho nhau.
Vì vậy, Ủy ban Tư pháp đề nghị quy định theo hướng: “Trong trường hợp phạm tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt chung thân, tử hình hoặc trong trường hợp cần thiết khác thì cùng với việc lập biên bản phải ghi âm hoặc ghi hình khi hỏi cung bị can”.
Đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên) phát biểu tại Hội trường sáng 17-6
Khác với ý kiến của cơ quan thẩm tra, đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên) đánh giá đây là quy định mang tính tiến bộ, thể hiện khi hỏi cung sẽ có sự công khai, minh bạch, tăng tính giám sát, khắc phục tình trạng bức cung, dùng nhục hình.
Về ý kiến băn khoăn nguồn kinh phí đầu tư trang thiết bị, đại biểu Nguyễn Thái Học bày tỏ quan điểm: “Nếu chống được bức cung, dùng nhục hình, bảo vệ quyền con người thì có tốn kinh phí cũng phải xem xét. Có lãnh đạo địa phương nói địa phương sẵn sàng bỏ kinh phí trang bị và tôi tin nhiều địa phương sẵn sàng làm như vậy”.
Đại biểu Vũ Xuân Trường (Nam Định) cũng nhất trí quy định như dự thảo luật, theo đó ghi âm tất cả chứ không riêng các vụ án đặc biệt nghiêm trọng hoặc trường hợp cần thiết. Khi máy móc được trang bị rồi thì không cần băn khoăn ghi nhiều hay hay ít.
Theo đại biểu, quy định bắt buộc này ngoài mục đích chống bức cung, nhục hình thì còn là bằng chứng tránh phản cung, bảo vệ chính người tố tụng, bảo đảm minh bạch việc hỏi cung.
“Không ai thích thú gì khi làm việc mà có nhiều máy theo dõi nhưng để tránh sai sót như thời gian vừa qua thì phải làm, tuy tốn kém nhưng có thể làm được”, đại biểu bày tỏ.
Liên quan quy định này, Đại biểu Nguyễn Thanh Thụy (Bình Định) đánh giá là điểm đổi mới để tránh dẫn đến án oan sai. Vì tuy tỷ lệ án oan, sai thời gian qua nhỏ nhưng cần thiết phải ghi âm, ghi hình hoạt động hỏi cung để bảo vệ quyền con người được Hiến pháp 2013 quy định và là căn cứ bảo vệ cán bộ tư pháp.
Đại biểu Nguyễn Trọng Trường (Bắc Ninh)
Cùng quan điểm, đại biểu Nguyễn Trọng Trường (Bắc Ninh) phân tích: Qua báo cáo tình hình án oan, sai có nguyên nhân từ bức cung, nhục hình có tỷ lệ nhỏ nhưng đang tồn tại. Do đó việc lưu lại nội dung hỏi cung bằng ghi âm, ghi hình đảm bảo giám sát hiệu quả, là căn cứ quan trọng và từ đó hạn chế khiếu nại, tố cáo thiếu căn cứ.
Xu hướng ứng dụng các thiết bị khoa học công nghệ hiện đại hỗ trợ trong công tác hình sự đang là xu hướng phổ biến. Thực tế ở nhiều tỉnh, thành phố ở nước ta đã tiến hành ghi âm, ghi hình nhằm bảo đảm chặt chẽ trong đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Không đồng tình với quan điểm của Ủy ban Tư pháp là chỉ ghi âm, ghi hình trong trường hợp phạm tội có hình phạt chung thân, tử hình hoặc trong trường hợp cần thiết khác, đại biểu Trường cho rằng quy định như vậy là không phù hợp vì bức cung, nhục hình xảy ra đối với mọi trường hợp phạm tội.
“Có ý kiến nói khó khả thi vì thiếu nguồn đầu tư là không thỏa đáng, vì giá máy ghi âm chỉ khoảng 1 triệu đồng, thực tế nhiều nơi đang tiến hành ghi âm, đó là chưa nói phải bảo đảm quyền của con người là quyền tự do, quyền sống”, đại biểu nêu quan điểm.
Theo VOV
顶: 4踩: 36
评论专区