Nhà việc Phú Cường ngày 30_lịch thi đấu ngoại hạng anh tối hôm nay

(trích hồi ký Tuổi thơ không yên bình)

 Bài 2: Giải phóng quê hương (*)

 ...Và từ khoảng hơn 5 - 6 giờ sáng ngày 30-4,àviệcPhúCườngngàlịch thi đấu ngoại hạng anh tối hôm nay pháo của quân giải phóng bắn cấp tập vào căn cứ Phú Lợi, đến gần 8 giờ có một số quả pháo bắn vào dinh Tỉnh trưởng nhưng đạn bay không tới dinh mà rớt ngoài vòng rào, nổ ở khu Ty chiêu hồi, khu gia binh đường Ngô Quyền gần ngã tư Piscine. Mặc dù pháo nổ ở đâu chăng nữa thì chúng tôi cũng hiểu ngay rằng đó là hiệu lệnh chung đã điểm!

 Bắt tên tỉnh trưởng (*)

Lúc này, tên đại tá Tỉnh trưởng Nguyễn Văn Của không có mặt trong dinh mà hắn đang ở bên phòng chỉ huy hành quân trong Tiểu khu quân sự cố lên máy PR C25 liên lạc với Bộ chỉ huy tiền phương của ta do đồng chí Một Hữu chỉ huy để thương lượng bàn giao chính quyền nhưng không được chấp nhận. Đến nước này rồi mà bàn giao gì nữa, phải giương cờ trắng đầu hàng ngay thôi! Nghe bên ta trả lời như vậy hắn vội vàng leo lên chiếc xe Jeep cùng với tên đại tá phó Sư đoàn 5 ngụy tìm đường trốn chạy về hướng Sài Gòn, nhưng bị pháo của ta bắn chặn nổ liên hồi trên đường quốc lộ 13 khu vực suối Cát nên không đi được, phải trào ngược trở lại. Đang lừng khừng trên đường ở khu vực bốn dã chiến (gần Đài Phát thanh - Truyền hình ngày nay) thì bị Tổ nữ Tự vệ mật do đồng chí Cẩm Vân chỉ huy bắt giữ. Tổ nữ Tự vệ mật này nằm trong đội hình cánh quân phía đông của thị xã do đồng chí Bảy Tấn chỉ huy đang trên đường tiến vào tỉnh lỵ mà mục tiêu, hợp điểm là nhà việc Phú Cường.

Một góc đô thị của TP.Thủ Dầu Một hôm nay. Ảnh:QUỐC CHIẾN

Sau mươi phút, Tổ nữ Tự vệ mật giao cho đồng chí Đỗ Văn Hạnh và đồng chí Thái (Tổ Công an vũ trang bảo vệ đồng chí Bảy Tấn) ngồi lên xe Jeep áp giải hai vị đại tá này về nhà việc Phú Cường, lúc ấy kim đồng hồ chỉ hơn 10 giờ 30 phút. Sau này Thái và Hạnh kể lại, lúc đó thấy hai ông này mang ba bông mai bạc trên cầu vai, trên mũ biết là sĩ quan to lắm nhưng không biết ai là Tỉnh trưởng Bình Dương!

5 cánh quân (*)

Trở lại câu chuyện của chúng tôi, khi hiệu lệnh chung đã phát ra thì đồng loạt các cánh quân bên ngoài cùng lực lượng tại chỗ đã tiếp cận mục tiêu, thực hiện nhiệm vụ đã được phân công. Cánh nam thị xã do đồng chí Hai Lực (Nguyễn Văn Lực, Thị ủy viên) chỉ huy, chia làm hai mũi tiến công vào chiếm lĩnh, giải phóng các mục tiêu được phân công. Mũi thứ nhất do đồng chí Hai Lực trực tiếp chỉ huy, lực lượng tại chỗ có Bảy Tra, Năm Lài, Hoa, Nam cận, Chín Sến, Năm Cửu… đã đánh chiếm bót Kèn, bót Chùa úp nồi và đang phát triển vào ấp Chánh Trong khu Lò Chén. Mũi thứ hai do đồng chí Tư Nghiễm (lính đặc công thủy) chỉ huy, lực lượng tại chỗ có Thu Vân, Quang, Hiệp, Thành… đã chiếm lĩnh nhà máy đường Bà Lụa, ấp Phú Thọ và đang phát triển lên chiếm lĩnh ấp Phú Văn. Cánh tây do đồng chí Tư Khoa và anh Tư Hoàng chỉ huy có một tổ du kích gồm Út Kiểu, Mười Mầm, Chín Xuyên, lực lượng tại chỗ có Hai Bì, Ba Xê (chi bộ mật), Hai Hương… đã chiếm lĩnh ấp Mỹ Hảo, ấp Chánh Lộc đang phát triển vào thành Công binh. So với các cánh khác thì cánh tây này ít người nhất nhưng vì có anh Tư Hoàng là cán bộ cấp trên tăng cường, anh có trong tay lực lượng mật hùng hậu nhất đó là đoàn viên, thanh niên học sinh, sinh viên nổi dậy đều khắp trong nội ô thị xã tiếp ứng với các cánh quân bên ngoài vào, theo sự phân công trước đó thì lực lượng mật này là cánh quân thứ năm do tôi chỉ huy. Do phải tuân thủ nguyên tắc bí mật, việc ai làm nấy biết nên lúc ấy chính tôi cũng chưa biết mình đã là chỉ huy cả một cánh quân cơ đấy!

Chính vì vậy sau giải phóng khi đồng chí Bảy Tấn (lúc này là Bí thư, còn tôi là Phó Bí thư Thường trực Thị ủy) giao cho tôi chủ trì biên soạn lịch sử Đảng bộ, ghi lại quá trình vào giải phóng thị xã phải ghi rõ là 5 cánh quân, cùng tên tuổi của 7 đoàn cán bộ của tỉnh cùng tham gia 5 cánh quân vào giải phóng thị xã, thế nhưng 4 cánh quân đều nêu rõ người chỉ huy, nêu rõ hướng tiến công còn cánh thứ 5 thì không cần nêu, cứ để vậy sau này hậu thế sẽ xét soi!

Như trên đã nêu các cánh quân: Cánh đông, cánh tây, cánh nam, vậy còn cánh nào nữa ? Đó là cánh bắc, cánh này do đồng chí Út Cao chỉ huy, cánh quân này có lực lượng bên ngoài lẫn bên trong khá hùng hậu, hướng tiến công từ Định Hòa xuống chợ Cây Dừa, xã Chánh Hiệp và hợp điểm cuối cùng cũng là nhà việc Phú Cường. Lực lượng bên ngoài vào có cả tiểu đội công an vũ trang trong đó có Tám Nhuận, đồng chí Dũng… Lực lượng tại chỗ trên hướng tiến công ở xã Định Hòa có chi bộ mật (Út Bẻm, Hai Lùi…) và Công an, Xã đội đã giải quyết xong xã Định Hòa, khi qua ngã ba Suối Giữa xuống ngã tư chợ Cây Dừa phải giải quyết ấp Chánh Thành, ấp Nhì, Bưng Cải và xã Chánh Hiệp. Ở xã Chánh Hiệp, tổ nữ công an vũ trang mật do đồng chí Út Hưng chỉ huy đang khống chế tên trung úy Mới, Cuộc trưởng Cảnh sát ngụy, buộc chúng buông súng đầu hàng, giải tán bộ máy tề xã, treo cờ giải phóng lên trụ sở xã. Lúc này, đồng chí Hồng Nhung (Mười Nhung) và đồng chí Một đã tới trụ sở nhà việc Phú Cường. Mười Nhung lấy lá cờ giải phóng từ anh Ba Dựa may từ đêm hôm trước đưa cho Một và ra lệnh hạ cờ ba que xuống, treo cờ giải phóng lên. Lúc đó, đồng chí Bảy Tấn cũng đã có mặt tại đây, đồng hồ chỉ gần tới 10 giờ 30 phút. Như vậy là mục tiêu, hợp điểm cuối cùng của các cánh quân vào giải phóng thị xã đã hoàn thành! Tại thời điểm đó, tôi và một số anh em trong tổ nòng cốt vào trụ sở Ty Thanh niên nhìn quanh thấy vắng lặng lạ lùng. Tôi kéo cánh cửa không khóa văn phòng trưởng ty thì thấy bên trong chẳng có ai ở đó cả. Tôi đi vào giật lá cờ ba que và ảnh của Sáu Thiệu quăng xuống đất, trở ra cùng mấy anh em chạy lên thành Công binh cùng với cánh quân phía tây tiếp quản nơi đây.

Cờ sao phấp phới (*)

Khi đi qua cổng gác đã mở toang từ lúc nào cũng không biết, chỉ thấy dọc con đường dốc thoai thoải lên từ cổng vào các khu doanh trại bên trên nào là vũ khí, nón sắt, giày đinh, quần áo lính vương vãi ngổn ngang khắp nơi. Mấy anh em đi cùng tranh thủ lượm mỗi người một khẩu súng AR15, riêng tôi thì chộp vội mấy trái lựu đạn vắt lên dây sanh-tuya bên cạnh khẩu Colt 45 đeo bên người, không biết sao lúc đó lại khoái lựu đạn như vậy chứ! Khi lên tới khu doanh trại, tôi thấy xe máy đủ loại, từ xe 2 bánh cho đến 4, 8 bánh sắp lớp lớp, hàng hàng ở trước sân mà không thấy người đâu cả. Tôi vội nhảy lên một chiếc xe Jeep còn cắm nguyên chìa trong ổ khóa, vặn chìa máy nổ giòn. Tôi kêu bạn Ngừng tháo ngay cây cờ nheo ba que trước đầu xe quăng xuống đất, thay vào đó là miếng vải nửa xanh, nửa đỏ tháo ra từ khuỷu tay tôi treo lên. Và cứ thế, chúng tôi dong xe rảo một vòng ngắn trong khu doanh trại, Ngừng, Lý Ngọc ngồi ghế sau chĩa súng lên trời nổ vài loạt thị uy giữa chốn không người để chứng tỏ rằng ta đã làm chủ nơi đây!

Khu doanh trại phía bên kia gần bìa ấp Chánh Lộc cũng nghe nổ mấy phát AK, tôi biết là nhóm du kích đi với anh Tư Hoàng cũng đã có mặt trong đây rồi nên tôi lái chiếc xe Jeep chạy thẳng trở lại Ty Thanh niên. Lúc này đã gần 12 giờ trưa, dọc theo con đường vào tỉnh lỵ nơi nào là trụ sở của chính quyền Sài Gòn, dù lớn hay nhỏ thảy đều có những lá cờ sao vàng, nửa xanh, nửa đỏ phấp phới bay bên trên trụ sở, ngoài dân thỉnh thoảng cũng có vài nhà treo cờ đón chào ngày giải phóng quê hương đất Thủ thân yêu này.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ chiếm lĩnh các mục tiêu được phân công, tôi chạy xuống trụ sở nhà việc Phú Cường với ý định báo cáo với đồng chí Bí thư Thị ủy, Trưởng ban lãnh đạo khởi nghĩa giải phóng thị xã rằng nhiệm vụ cánh chúng tôi đã xong. Thế nhưng, việc báo cáo ấy không thực hiện được, bởi vì trước đây tôi làm việc trực tiếp với đồng chí Bí thư là Bảy Chí, còn sau này Bí thư là Bảy Tấn, tôi chưa gặp mặt bao giờ. Khi bước vào nhà việc Phú Cường, tôi thấy mọi người ở đấy khá bận rộn. Không biết thủ trưởng là ai nên thôi đành gác lại cái việc theo quy định từ trong rừng trước đó đã lâu rồi là phải báo cáo, lúc này, trong hoàn cảnh này, chắc không còn bức thiết nữa!

Tại đây trong thời khắc này, tôi thấy có một cán bộ tuổi trung niên, mặc đồ bà ba đen, khăn rằn quấn cổ, bên hông có mang khẩu K54 và sắc-cốt đen đang ngồi làm việc với một ông ăn vận quần áo sĩ quan ngụy, nét hồ ủi phẳng phiu, đầu đội mũ mềm nhà binh, trên mũ có ba bông mai bạc, tay cầm cây gậy ba-toong, đầu gậy có bịt bạc chạm trổ khá cầu kỳ. Thỉnh thoảng đồng chí Mười Nhung và đồng chí Một khui mấy chai xá xị mang đến đặt lên bàn cho hai ông này giải khát. Xa xa cách chừng năm mét phía sau bàn làm việc có mấy anh công an vũ trang tay lăm lăm khẩu AK báng xếp đi qua, đi lại mắt cứ nhìn vào chỗ hai ông làm việc. Lúc đó tôi chỉ nhìn thấy như thế mà không biết hai ông đó là ai, mãi cho đến hôm sau tôi mới biết đó là đồng chí Bảy Tấn đang làm việc với tên đại tá tỉnh trưởng Nguyễn Văn Của để đầu giờ chiều bàn giao lên cho Ủy ban Quân quản tỉnh.

Về phần mình, sau khi không báo cáo được với lãnh đạo như dự định, tôi quay trở lại Ty Thanh niên cùng với anh Tư Hoàng chiếm giữ, sắp xếp nơi đây để sáng hôm sau đón đoàn quân của Tỉnh đoàn do anh Út Phương, Phó Bí thư Thường trực chỉ huy từ trên rừng về, để cùng nhau xông vào thực hiện các nhiệm vụ bộn bề của ngày sau giải phóng.…

 (*): Tựa và tít do tòa soạn đặt

 DANH LAM

Thể thao
上一篇:Thêm một cuộc thi văn hoá đọc dành cho người khiếm thị
下一篇:Chuyện về Thành Hoàng Quốc Đô của kinh thành Thăng Long lên sân khấu