Thời gian qua,ôngnhânvớicôngtácphòngchốkqbd cup quoc gia duc công nhân lao động (CNLĐ), đặc biệt là thanh niên công nhân tại các khu nhà trọ trên địa bàn tỉnh đã khá chủ động trong nắm bắt thông tin cần thiết về phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Đoàn viên thanh niên phát tờ rơi tuyên truyền tại các phòng trọ để công nhân lao động hiểu đúng, phòng đúng dịch bệnh Covid-19
Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, tại các khu nhà trọ trên địa bàn tỉnh, CNLĐ đã khá chủ động trong phòng, chống dịch bệnh để bảo vệ sức khỏe và yên tâm lao động sản xuất. Điều chúng tôi ghi nhận tại một khu nhà trọ ở phường Bình Nhâm (TP.Thuận An) là các phòng trọ khá yên ắng trong buổi chiều tan ca. Theo chủ phòng trọ, ở đây đa số là những người ở trọ lâu năm và đã quen biết nhau. Tuy nhiên, sau tết khi về quê rồi trở lại làm việc đúng lúc có dịch bệnh nên nhiều anh chị em CNLĐ chủ động hạn chế trong giao tiếp với nhau.
Chị Trần Ngọc Tình, một người ở trọ tại đây, nói: “Lúc trước chiều về đến phòng trọ mọi người ngồi hóng mát nghỉ ngơi, trò chuyện vui vẻ nhưng nay mọi người hạn chế tiếp xúc nhau để phòng dịch bệnh Covid-19. Tôi nghĩ, chúng ta có thể làm mọi thứ để bảo vệ sức khỏe của chính mình, nhưng quan trọng là phải làm đúng. Theo như tôi biết thì phương thức lây truyền bệnh là khi tiếp xúc với người bệnh như bắt tay; bệnh lây qua khi tiếp xúc giọt nước bọt từ ho, hắt hơi, sổ mũi vào đường hô hấp, chạm vào các bề mặt có vi rút do người bệnh ho, hắt hơi ra”.
Rời nhà trọ ở phường Bình Nhâm, chúng tôi đến một nhà trọ tại khu phố Bình Phước B, phường Bình Chuẩn (TP. Thuận An). Khi vừa vào nhà trọ, chúng tôi ghi nhận vài chị em trên tay xách vài chai xịt kháng khuẩn. Sau khi tan ca, chị Nguyễn Thị Lệ, một người ở trọ tại đây, ghé vội qua cửa hàng thuốc tây mua chai xịt kháng khuẩn cho con chị sử dụng. Chị Lệ vừa nghỉ hết kỳ thai sản và mới đi làm lại nên nghe dịch bệnh, vì bảo vệ sức khỏe cho con nên rất chủ động trong phòng ngừa.
Tuy nhận thức của CNLĐ về dịch bệnh Covid-19 đã được nâng cao nhưng có một điều hết sức đáng lưu ý là ở các nơi công cộng, ý thức về bảo vệ môi trường trong thời điểm dịch bệnh vẫn chưa cao. Ở các tuyến đường dẫn vào những khu công nghiệp, đâu đó vẫn có hình ảnh những chiếc khẩu trang y tế đã qua sử dụng vứt vương vãi trên đường. Theo một công nhân vệ sinh, thì để phòng tránh dịch bệnh, nhiều công nhân đeo khẩu trang y tế đi làm và xong một ngày tan ca rồi vứt vội xuống đường, gây ra rác thải nhiều hơn. Thật vậy, sử dụng khẩu trang y tế để phòng tránh bệnh là một biện pháp được nhiều người thực hiện, nhưng đa số chưa sử dụng đúng cách và thời điểm cần đeo khẩu trang phòng bệnh cũng như việc vứt khẩu trang bừa bãi vừa làm mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế thì khẩu trang phải đeo đúng cách và đeo khi tiếp xúc, chăm sóc theo dõi điều trị cho người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh, bệnh nhân mắc bệnh đường hô hấp hoặc khi tiếp xúc với mẫu, bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm. Ngoài ra, cần đeo khẩu trang khi đến thăm khám, điều trị tại các cơ sở y tế, khi được chỉ định tự theo dõi, cách ly tại nhà. Người khỏe mạnh, không mắc dịch bệnh không nhất thiết phải sử dụng khẩu trang; có thể sử dụng khẩu trang vải để bảo vệ sức khỏe. Bên cạnh đó, sử dụng khẩu trang cần thường xuyên kết hợp với các biện pháp vệ sinh cá nhân, vệ sinh vật dụng, dụng cụ và rửa tay bằng xà phòng…
Không chỉ cần hiểu đúng, phòng đúng dịch bệnh mà các bạn thanh niên công nhân khi sử dụng trang mạng xã hội không nên chia sẻ những thông tin sai về dịch bệnh. Thực tế đã có nhiều trường hợp thanh niên công nhân sử dụng Facebook cá nhân đăng thông tin sai về dịch bệnh và bị xử phạt hành chính…
K.TUYẾN