Để có được sự đồng thuận của nhân dân hiến đất,ậnđộngnhândânhiếnđấthiếncâycảtrămngườinhìnđườngtolấplómàđội hình rennes gặp rc lens mở rộng đường là cả một quá trình vận động, thuyết phục miệt mài.
Chia sẻ với VietNamNet, Bí thư đảng ủy xã Môn Sơn (huyện Con Cuông, Nghệ An) Đặng Văn Thân cho biết, Môn Sơn là xã biên giới giáp Lào, điều kiện phát triển kinh tế - xã hội còn thấp so với mặt bằng chung của toàn huyện. Cơ sở hạ tầng còn kém phát triển, đời sống đồng bào các dân tộc chủ yếu thuần nông, còn nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp, nhiều hủ tục còn nặng nề...
Khảo sát thực tế cho thấy các tuyến đường, nhất là đường liên xã, đường nội bản, đường ngõ xóm được xây dựng từ lâu, không được quy hoạch cụ thể, chi tiết, đường không có rãnh thoát nước. Ở nhiều nơi, nền đường sụt lún, mặt đường đã xuống cấp, hẹp khiến việc đi lại trở nên khó khăn.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế, xã Môn Sơn đã ban hành nghị quyết từng bước mở rộng, nâng cấp, xây dựng các tuyến đường liên xã, liên bản, nội bản, nội đồng. Đường được mở rộng để phục vụ nhân dân tham gia giao thông thuận lợi, tạo cơ sở thu hút đầu tư, khách du lịch.
“Nhiều cán bộ, đảng viên và người dân băn khoăn, nghi ngờ, lo lắng khi triển khai thực hiện. Có người còn e ngại tiếp xúc với người dân, trong đó có anh em, họ hàng vì đụng chạm tới quyền lợi, tài sản của họ" - ông Thân chia sẻ.
Trước chủ trương lớn chưa từng có trong việc mở đường rộng 12m, bà Lô Thị Biển - Bí thư chi bộ bản Tân Sơn cho biết, gia đình bà đã hiến hơn 40m2 đất để mở rộng trục đường chính liên xã. Việc mở rộng đường cho bà con đi lại giao thương là mơ ước từ lâu nay.
Gia đình bà Biển là một trong 67 hộ dân trong bản Tân Sơn tự nguyện hiến đất, hiến tài sản trên đất cho chính quyền xã mở đường, làm hệ thống mương thoát nước. Việc mở rộng đường không những tạo thuận lợi về giao thông mà còn tránh ngập úng, thoát nước nhanh trong mùa mưa lũ.
“Lúc đầu người dân nghĩ hiến đất thì chưa chắc Nhà nước đã mở đường bê tông hoặc đường nhựa. Do vậy, việc vận động bà con hiến đất, hiến tài sản gặp khó khăn khi mỗi tấc đất như là tấc vàng. Không những hiến đất, tài sản như bờ rào, cổng kiên cố bà con phải làm lại, tốn kém tiền bạc” - bà Biển nhớ lại lúc mới vận động người dân.
Khi chính quyền “nói đi đôi với làm”, nhân dân ở các bản tại xã Môn Sơn đã phấn khởi, tự nguyện hiến đất, phá bờ rào cho chính quyền mở đường. Bà con nơi đây đã nhận thấy, người hưởng lợi từ mở rộng đường chính là người dân sở tại và thế hệ con cháu mai sau.
“Khi các hộ đồng thuận hiến đất mở đường, bà con tập trung chia nhau đi làm giống như ngày hội lớn, không khác gì bộ đội thời chiến đồng lòng đào hào, tránh mưa bom bão đạn. Bà con dân bản ai cũng hăng hái làm việc, không ai kêu ca phàn nàn để giải phóng mặt bằng, có đường rộng lớn” - bà Biển nhớ lại.
Bà Phan Thị Hồng (SN 1965), bản Tân Sơn hiến 100m dài dọc đường 12m chia sẻ: “Lúc làm bờ rào như ngày hội, ai cũng vui vẻ và tự nguyện cống hiến cho bản làng. Hiến đất cho mở đường không cần nghĩ nhiều, phá bờ rào rất tiếc nhưng nếu Nhà nước hỗ trợ thì tốt. Mở rộng đường thì ai cũng dễ đi lại, lưu thông hàng hoá. Sau này tôi mất đi thì đời con, đời cháu có đường rộng để đi”.
Còn ông Vi Giang Nam (SN 1955, bản Tân Sơn) chia sẻ: “Đất nhà tôi hiến cho xã hội không phải đền bù gì hết. Khi nào làm báo trước để cắt keo, giải phóng mặt bằng cho Nhà nước dễ làm...”.
Từ những việc tưởng chừng như không thể, chỉ sau một thời gian ngắn, bộ mặt xây dựng nông thôn mới ở địa phương này đã “thay da đổi thịt”.
Bí thư Đảng ủy xã Môn Sơn Đặng Văn Thân chia sẻ về thành tích mà địa phương đã đạt được trong năm 2023, với gần 10km ở nhiều trục đường liên xã được mở rộng 12m, trong đó có 17 hộ tự di dời cổng kiên cố, 53 hộ di dời bờ rào kiên cố, tháo dỡ 75m2 mái tôn, 2.000 cây ăn quả các loại.
Đặc biệt nhất, tổng số các hộ đã hiến 12.337m2 đất vườn, 2.700m2 đất lâm nghiệp… trị giá nhiều tỷ đồng. Tiêu biểu nhất trong phong trào hiến đất, tài sản mở đường là các bản Bắc Sơn, Tân Sơn, Thái Sơn 2...
“Có thể nói, phong trào hiến đất, hiến tài sản trên đất để mở rộng giao thông nông thôn tại Môn Sơn, vừa thể hiện sự quan tâm sâu sát của cấp ủy đảng, chính quyền, vừa khẳng định sức mạnh đại đoàn kết của cộng đồng dân tộc” - ông Thân nhấn mạnh.
Điều kỳ diệu gia đình ông Giới làm cho làng xã: Hiến đất, góp hơn 6 tỷ đồng
Không chỉ hiến đất làm đường, gia đình ông Phạm Sỹ Giới còn đóng góp tổng cộng hơn 6 tỷ đồng để xây dựng các công trình nông thôn mới ở địa phương.