Tháng 9-1939,ờigiandiễnrakhởinghĩaNamkỳởThủDầuMộbảng xếp hạng quốc gia pháp chiến tranh thế giới lần thứ 2 bùng nổ, đế quốc Pháp là một trong các nước tham chiến. Bọn cầm quyền phản động thẳng tay đàn áp lực lượng cách mạng, mặt khác ra lệnh tổng động viên, ráo riết truy lùng bắt thanh niên đi lính làm bia đỡ đạn cho chúng, bắt phu làm đường, xây dựng công trình quân sự. Cuộc sống người dân càng cùng cực hơn.
Từ ngày 21 đến ngày 27-7-1940, với sự chủ trì của đồng chí Tạ Uyên, Bí thư Xứ ủy, Hội nghị Xứ ủy Nam kỳ chủ trương khởi nghĩa, thông qua kế hoạch khởi nghĩa và thành lập Ban khởi nghĩa của Xứ ủy. Thực hiện chủ trương của Xứ ủy, tỉnh Thủ Dầu Một đứng đầu là đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Hồ Văn Cống thành lập Ban Khởi nghĩa, đẩy mạnh công tác tổ chức các đội vũ trang, rèn đúc và mua sắm vũ khí, luyện tập võ nghệ và quân sự, đẩy mạnh công tác vận động binh lính địch… Vào lúc 19 giờ, ngày 23-11-1940, Ban chỉ đạo khởi nghĩa của Tỉnh ủy tổ chức cuộc mít-tinh tại địa điểm chùa Long Giao, ấp Bình Giao, làng Thuận Giao, quận Lái Thiêu (nay là phường Thuận Giao, TX.Thuận An). Tham gia cuộc mít-tinh có hàng trăm người là cán bộ, hội viên trong các tổ chức nông dân, phụ nữ, thanh niên phản đế… bảo vệ cuộc mít-tinh có đội tự vệ bán vũ trang khoảng 10 người được trang bị 2 khẩu súng trường do binh vận mà có và gươm, giáo, gậy tầm vông…
Từ sau cuộc mít-tinh tại Thuận Giao, ta đồng loạt nổi dậy phá hoại an ninh, trật tự chính quyền địa phương của địch, như ở Thuận Giao, An Sơn, An Thạnh, Bình Hòa, Bình Nhâm, Tân Thới… Cuộc khởi nghĩa Nam kỳ đã bị thực dân Pháp thẳng tay đàn áp, nhiều cán bộ Đảng bị bắt, bị hy sinh, cơ sở bị khủng bố, phong trào cách mạng ở Nam bộ bị đàn áp khốc liệt, hầu hết các cấp ủy, chi bộ lò chén, thợ may ở Phú Cường không còn hoạt động. Cuộc khởi nghĩa đã thất bại vì nó nổ ra không đúng thời cơ, điều kiện khởi nghĩa chưa chín muồi nhưng cuộc khởi nghĩa đã nêu cao tinh thần quyết tâm chống đế quốc để giành độc lập tự do, nêu cao khí thế cách mạng của quần chúng nhân dân Nam kỳ dưới sự lãnh đạo của Đảng.
C.T