Thương mại điện tử Việt Nam bị phủ một vết mờ sau 'vụ hack nửa tỷ' vào Vietcombank?_tỷ số porto
TheươngmạiđiệntửViệtNambịphủmộtvếtmờsauvụhacknửatỷvàtỷ số portoo Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016 - 2020 vừa được Thủ tướng phê duyệt, tới năm 2020, 50% doanh nghiệp sẽ có trang thông tin điện tử, 80% doanh nghiệp thực hiện đặt hàng hoặc nhận đơn đặt hàng thông qua các ứng dụng thương mại điện tử.
Trong 4 năm tới, doanh số thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và khách hàng (B2C) có thể lên đến 10 tỷ USD, đồng thời giá trị mua hàng trực tuyến của mỗi người đạt 350 USD, tức là hơn gấp đôi so với thời điểm năm 2015.
Như vậy, hướng tới một nền thương mại điện tử không cần sử dụng nhiều tiền mặt là những điều mà Chính phủ và người dân đều đang tính đến. Nhưng chỉ trong vòng một tháng, các vụ tấn công vào hệ thống bảo mật đình đám là vụ Vietnamairlines bị các tin tặc đánh cắp thông tin trên 400.000 khách hàng của chương trình Bông sen vàng và loạt sự cố liên quan đến thẻ của Vietcombank đã làm cho người dùng đang sử dụng thẻ tín dụng cảm thấy hoang mang.
Trong khi, vụ khách hàng của Vietcombank là chị Hoàng Thị Na Hương bị các hacker thực hiện các giao dịch từ xa, chiếm đoạt thành công 200 triệu trên tổng số 500 triệu đánh cắp được từ tài khoản Vietcombank của chị còn chưa kết thúc, lại có thêm hai khách hàng khác của Vietcombank là Vietcombank là khách hàng Vũ Thành Phương (Quận 9, TP.HCM) báo về việc thẻ của anh bị quẹt tại TOKYO DISNEY RESORT CHIBA JPN, MARRIOTT HTL và BOOKHAVEN NY với số tiền là 17 triệu đồng, trong khi đó chị Quỳnh Nga (Biên Hoà, Đồng Nai) báo bị thực hiện các giao dịch trái phép tại RSW ESERVICE SINGAPORE với số tiền là 592 SGD.
Cả 3 vụ việc đều trong trạng thái đang được điều tra và chưa công bố nguyên nhân chính thức, cũng như hướng giải quyết quyết của ngân hàng đối với khách hàng, điều này làm những người sử dụng các tài khoản tín dụng cảm thấy vô cùng hoang mang.
Chị Phạm Quyên (Thanh Xuân, Hà Nội), đang kinh doanh các mặt hàng đặc sản Tây Bắc chia sẻ, chị không có nhu cầu mua sắm trực tuyến nhiều, nhưng lại thường xuyên sử dụng tài khoản tín dụng để thanh toán tiền quảng cáo Fanpage cho Facebook, mỗi lần chị sử dụng xong lại yêu cầu... khoá tính năng thanh toán trực tuyến, đề phòng bị tấn công, đánh cắp tiền trong tài khoản.
Sau khi vụ việc chị Na Hương được thông tin, chị Quyên càng lo lắng cho số tiền của mình: "sợ để tiền trong nhà nên mới gửi ngân hàng, ngân hàng không an toàn thì không biết gửi vào đâu", chị nói. Trước mắt, chị đã khoá tính năng thanh toán trực tuyến tài khoản của mình.
Chị Nguyễn Phương Mai, một khách hàng của Vietcombank tại Hải Phòng cũng bày tỏ sự lo ngại: "Ngân hàng là người giữ tiền cho khách hàng, để tiền ở nhà nhiều lo ngại, người ta mới gửi ra ngân hàng, đến gửi tiền ngân hàng người ta còn vào ăn trộm được, tôi biết tin ai đây". Chị Mai thường xuyên sử dụng dịch vụ ngân hàng điện tử của Vietcombank, nhưng hiện chị cũng đang bối rối nghĩ xem mình có nên thay đổi ngân hàng cung cấp dịch vụ hay không.
Anh Dương Ngọc Thái, kỹ sư bảo mật tại Google và hai thành viên khác của diễn đàn bảo mật khá có tiếng Vnsecurity (VNSEC), để thử kiểm tra kỹ thuật về hệ thống Smart OTP của Vietcombank và cho rằng, nhóm đã phát hiện một lỗ hổng trong quá trình giải thuật Smart OTP của Vietcombank, lỗ hổng này được phát hiện vào ngày 13/8. Mặc dù vậy, nhóm không khẳng định đây là lỗ hổng mà các hacker đã khai thác.
Kể từ ngày 4/8 cho đến lần cập nhật mới nhất vào ngày 16/8, Vietcombank đã có ít nhất 3 lần cập nhật Smart OTP mà không cho biết liệu những lần cập nhật này liên quan đến lỗ hổng về Smart OTP được nhắc đến hay không.
Ông Nguyễn Quốc Cường, Trưởng ban CNTT và dịch vụ GTGT của VNPT cho biết, ông không bình luận về hệ thống bảo mật của doanh nghiệp bạn, do không có thông tin. Tuy nhiên, qua những vụ việc liên quan đến bảo mật, ngân hàng, có thể thấy người dân đang ngày càng có xu hướng sử dụng các giao dịch trực tuyến và đó là những tín hiệu tốt cho thương mại điện tử, đồng thời cũng có cả những rủi ro trong các hoạt động này.