Nhiều quốc gia "đặt hàng" Việt Nam cung cấp nguồn nhân lực_bong đá đức

Các nội dung được đề cập khi Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung tiếp đón bà Cristina Romila,ềuquốcgiaquotđặthàngquotViệtNamcungcấpnguồnnhânlựbong đá đức Đại sứ Romania tại Việt Nam sáng 13/8.

Nhiều quốc gia đặt hàng Việt Nam cung cấp nguồn nhân lực - 1

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tiếp bà Cristina Romila, Đại sứ Romania tại Việt Nam, sáng 13/8 (Ảnh: Tống Giáp).

Trân trọng người lao động Việt 

Gặp lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH, Đại sứ Cristina Romila cho biết, chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Romania vừa qua là dấu mốc quan trọng, thúc đẩy mối quan hệ hai nước lên một tầm cao mới.

Trong chuyến thăm đó, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung đã ký kết Bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực lao động và an sinh xã hội giữa Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Lao động và Đoàn kết xã hội Romania. Thời gian tới, Romania mong muốn tiếp tục mở rộng và đa dạng hóa hợp tác trong lĩnh vực lao động.

Chia sẻ với Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, bà Cristina Romila cho biết: "Chúng tôi biết ơn và trân trọng người lao động Việt Nam vì những đóng góp rất to lớn đối với sự phát triển của Romania thời gian qua".

Bà Cristina Romila cho biết thêm, những năm qua, rất nhiều công dân Romania sang Việt Nam. Tương tự, người Việt Nam sang định cư, công tác tại quốc gia này cũng ngày một tăng.

Nhiều quốc gia đặt hàng Việt Nam cung cấp nguồn nhân lực - 2

Đại sứ Cristina Romila đánh giá rất cao nhân lực Việt Nam (Ảnh: Tống Giáp).

Do đó, Bộ Lao động và Đoàn kết xã hội Romania đã soạn thảo bản giới thiệu hệ thống bảo hiểm gửi tới lãnh đạo Bộ LĐ-TB&XH Việt Nam và mong muốn nhận lại bản giới thiệu về luật BHXH của Việt Nam để xem xét khả năng hợp tác giữa hai nước.

"Đặt hàng" nhân lực 

Đồng tình, đánh giá cao các ý kiến của Đại sứ Cristina Romila, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, hợp tác chung giữa Việt Nam - Romania những năm vừa qua đã phát triển tốt đẹp trong lĩnh vực ngoại giao, kinh tế - xã hội, lao động - việc làm…

Bộ trưởng cho biết, qua những lần tiếp xúc với lao động Việt Nam tại Romania, ông nhận được những phản hồi hết sức tích cực, đặc biệt là sự quan tâm của nhà nước đối với người lao động.

Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, hiện có khoảng 2.600 lao động Việt đang làm việc tại Romania. Mức lương cơ bản của người lao động dao động từ 650-1.000 USD/tháng (chưa bao gồm lương làm thêm ngoài giờ).

Người lao động Việt Nam đi làm việc tại Romania theo các hợp đồng ký kết giữa các doanh nghiệp của hai nước, được hưởng 2 loại bảo hiểm, bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn lao động.

Nhiều quốc gia đặt hàng Việt Nam cung cấp nguồn nhân lực - 3

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ với Đại sứ Cristina Romila các vấn đề liên quan đến lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội (Ảnh: Tống Giáp).

Bộ trưởng cũng đánh giá cao các cơ quan chức năng của Romania trong việc bảo vệ quyền của người lao động Việt Nam đi làm việc tại quốc gia này.

Ông dẫn chứng, giai đoạn 2020-2021, khi đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều nhà máy bị thu hẹp sản xuất, các cơ quan chức năng của Romania đã luôn quan tâm, giám sát và hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp nhận lao động Việt Nam, đảm bảo lương và thu nhập cho người lao động.

Chia sẻ thêm với Đại sứ Cristina Romila, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, Việt Nam là quốc gia đang phát triển, nền kinh tế có độ mở lớn, năng động, dựa trên các tiềm năng sẵn có và hợp tác quốc tế.

Việt Nam hiện tập trung vào 3 đột phá chiến lược trong nhiệm kỳ Đại hội XIII, là đột phá về thể chế, hạ tầng và phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

"Chúng tôi đang trong thời kỳ dân số vàng. Với quy mô dân số hơn 100 triệu dân, Việt Nam có tới 56 triệu người trong độ tuổi lao động. Đây là lợi thế vô cùng lớn.

Thời gian tới, chúng tôi tranh thủ tận dụng lợi thế này, tập trung bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Việt Nam cũng cập nhật xu thế, chú trọng đào tạo một số ngành nghề mới như nhân lực làm chíp bán dẫn, hydrogen và nhân lực tín chỉ cacbon.

Việt Nam phấn đấu trở thành điểm đến tìm kiếm nhân công cho nhiều quốc gia đang cần nguồn nhân lực ngành bán dẫn", Bộ trưởng nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng, hằng năm, ngoài đào tạo việc làm trong nước cho khoảng 1,5 triệu người, Việt Nam phái cử khoảng 150.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Ngoài các thị trường truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… gần đây, Việt Nam tăng cường mở rộng hợp tác với Đức - một trong những thị trường lao động có mức thu nhập và điều kiện làm việc tốt.

Bộ trưởng cho biết, hiện có nhiều quốc gia "đặt hàng" Việt Nam cung cấp lượng lớn nhân lực.

Liên quan đến bản ghi nhớ giữa hai nước, người đứng đầu ngành LĐ-TB&XH Việt Nam giao các cơ quan chuyên môn của Bộ nghiên cứu, cùng trao đổi với Bộ Lao động và Đoàn kết xã hội Romania, sớm hiện thực hóa các nội dung đã ký kết.

"Chúng ta phải cùng nhau nghiên cứu cơ chế để đảm bảo quyền lợi cho người lao động của hai nước, đặc biệt là về chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chăm sóc người già", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nói.

Nhà cái uy tín
上一篇:Thành phố tên lửa mới được Iran trình làng
下一篇:H'Hen Niê khác lạ sau ồn ào hỏi thí sinh thi hoa hậu thiếu tinh tế