您的当前位置:首页 >Cúp C1 >Lê Quốc Duy và sáng kiến mang lại lợi nhuận hàng tỷ đồng_kawasaki – marinos 正文

Lê Quốc Duy và sáng kiến mang lại lợi nhuận hàng tỷ đồng_kawasaki – marinos

时间:2025-01-28 05:56:13 来源:网络整理编辑:Cúp C1

核心提示

Tin thể thao 24H Lê Quốc Duy và sáng kiến mang lại lợi nhuận hàng tỷ đồng_kawasaki – marinos

Với ý tưởng sáng tạo,êQuốcDuyvàsángkiếnmanglạilợinhuậnhàngtỷđồkawasaki – marinos anh Lê Quốc Duy, nhân viên quản lý chất lượng (Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa) đã đề xuất xây dựng thành công quy trình ủ bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải thành phân bón hữu cơ vi sinh. Quy trình này giúp công ty thu lợi khoảng 3 tỷ đồng mỗi năm nhờ giảm chi phí xử lý chất thải, giảm thiểu các tác động đến môi trường và tạo nguồn phân bón phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

 

  Anh Lê Quốc Duy (giữa) hướng dẫn công nhân thực hiện ép bùn theo quy trình ủ bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải thành phân bón hữu cơ vi sinh. Ảnh: N.NHƯ

 Anh Lê Quốc Duy cho biết, hàng năm, 2 hệ thống xử lý nước thải của Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa thải ra ngoài 1 lượng bùn khá lớn, ước tính khoảng 1.000 - 1.200 tấn bùn từ các cụm bể xử lý sinh học thải ra bên ngoài. Theo quy định thì lượng bùn này phải được thu gom, vận chuyển và xử lý, ước tính chi phí hàng năm để xử lý các công đoạn như vậy tiêu tốn khoảng 2 tỷ đồng và các nhà máy phải tự gom, chưa có phương pháp xử lý hiệu quả, gây tốn kém nhiều và ảnh hưởng đến môi trường xung quanh… Từ tình hình thực tế đó, năm 2013, anh đã đề xuất với công ty ý tưởng thực hiện quy trình xử lý bùn thành phân bón. Sau khi được công ty phê duyệt, năm 2014 quy trình được đi vào thí nghiệm, đến năm 2015, công ty đã đầu tư các máy móc, thiết bị để quy trình chính thức đi vào hoạt động.

Để làm ra thành phẩm, quy trình này phải trải qua nhiều công đoạn, đầu tiên là việc tách nước và bùn. Những bể chứa lớn có độ sâu 6m là nơi chứa nước và bùn, sau khi qua quá trình xử lý chất thải, lọc sạch nước thì lượng bùn nằm ở đáy bể sẽ được đưa vào máy ép. Theo đó, công ty đã trang bị 2 hệ thống máy ép bùn thải, bùn bể lắng, bùn đưa vào máy nhằm làm giảm độ ẩm, khiến bùn trở thành dạng sệt; sau đó, đưa bùn đem ủ sinh học với các chất khác như mùn cưa, tro đốt lò, 1 số vi sinh…; công đoạn tiếp theo là đảo trộn và đưa vào bao thành phẩm… Những thành phẩm này lại được sử dụng cho việc bón phân cho cây cao su của công ty. Trung bình, mỗi năm có 1.000 tấn phân từ quy trình này được đưa đến các lô cao su. Như vậy, quy trình ủ bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải thành phân bón hữu cơ vi sinh vừa giúp Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa giải quyết được vấn đề xử lý bùn thải, vừa tiết kiệm được một số tiền không nhỏ cho việc bón phân cây cao su. Với quy trình này, hàng năm công ty đã tiết kiệm được khoảng hơn 3 tỷ đồng.

Có thể nói, quy trình này đã làm giảm bớt lượng chất thải rắn phát sinh trong ngành cao su và cung cấp phân bón phục vụ lại cho quá trình trồng và khai thác cây cao su. Được biết, đề tài “Xây dựng quy trình ủ bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải thành phân bón hữu cơ vi sinh nhằm giảm chi phí xử lý chất thải, giảm thiểu các tác động đến môi trường và tạo nguồn phân bón phục vụ cho sản xuất nông nghiệp” đã được Hội đồng khoa học công nghệ Công ty Cổ phần Cao su Phước Hòa cấp giấy chứng nhận sáng kiến số 05/2015/CNSK-CSPH, ngày 1-10-2015. Đề tài này cũng đạt giải nhì Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Bình Dương giai đoạn 2013- 2015; được UBND tỉnh tặng bằng khen. Đề tài cũng đã đạt giải thưởng “Sáng tạo trẻ” của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, được Trung ương Đoàn tặng bằng khen tại Festival Sáng tạo trẻ toàn quốc lần thứ VIII năm 2015 tại Hà Nội…

  N.NHƯ