Cách đây vài tháng,ânlựctrongkỷnguyênmớket quả seria khi tham gia hội thảo về giáo dục nghề bậc cao đẳng, TS Trần Cảnh có một tham luận về giáo dục phổ thông ở Phần Lan.
Ở Phần Lan hiện nay, robot đang tham gia trợ giúp các thầy cô giảng dạy các môn nghệ thuật (Âm nhạc, Hội họa, Ngoại ngữ…) cho học sinh ở một trường tiểu học. Việc các “robot thầy giáo” thực hiện trợ giảng đang ngày càng trở nên phổ biến.
Cũng trong hội thảo này, tôi được gặp một người của một tập đoàn kinh doanh lớn về công nghệ thông tin của Việt Nam. Rõ ràng con người không chỉ cần sống mà cần có việc làm. ľhế giới đang phải đối mặt với nguy cơ mất việc làm của các lao động thủ công chỉ nay mai. Việt Nam cũng không nằm ngoài ảnh hưởng đó.
Khi tôi hỏi về tuyển dụng người viết lập trình trong tương lai ra sao, ông đã không ngần ngại trả lời rằng: “Sắp tới chúng tôi sẽ “tuyển dụng robot” cho công việc lập trình. Tập đoàn của chúng tôi từ lâu đã tuyển những người làm việc ở vị trí lãnh đạo bậc trung là những người không biết lập trình nhưng là những người sáng tạo, đưa ra ý tưởng. Thiếu họ, công ty không phát triển như ngày nay”.
Chúng ta có quyền hy vọng không còn lo giảm biên chế giáo dục, lo chuyện ghép các trường học ở bậc tiểu học, THCS ở các địa phương vì thiếu học trò… robot thầy giáo cùng nhiều phần mềm giáo dục sẽ giúp học sinh học các vùng khó khăn thực hiện việc học ở một tương lai gần…
Sự phát triển với cấp số nhân của công nghệ thông tin hơn nửa thế kỷ qua và trí tuệ nhân tạo hai thập niên gần đây đã làm thế giới thay đổi với tốc độ chóng mặt. Chúng ta đang và sẽ chứng kiến những thành tựu đột phá đưa nhân loại bước vào giai đoạn phát triển nhất từ trước đến nay. Đó là:
Siêu trí tuệ nhân tạo: Các hệ thống thông minh từ trí tuệ nhân tạo giới hạn trong một lĩnh vực (AI “hẹp”) đến trí tuệ nhân tạo đa lĩnh vực (AI “rộng”) và đang tiệm cận đến siêu AI như chúng ta thấy trong các phiên bản
ChatGPT 3.5, 4.0... đã làm cả thế giới bùng nổ thời gian qua với những vui mừng, kỳ vọng kèm lo âu, kinh hoàng…
Siêu robot: Từ các thế hệ robot công nghiệp đến các robot thông minh có hình dáng và cảm xúc giống như con người, loài người đã tạo nên một cộng đồng robot ngày càng đông đảo (thế giới đã có gần 3 tỷ robot các loại và dự báo 2030 con số này sẽ vượt 10 tỷ).
Sự xuất hiện các nanobot (robot siêu nhỏ với kích cỡ nano được biết đến trong các phòng thí nghiệm) sẽ tạo ra bước tiến nhảy vọt trong nhiều lĩnh vực y dược như chẩn đoán, điều trị bệnh (các robot siêu nhỏ này đã được đưa vào cơ thể con người để tiêu diệt các tế bào ung thư, dọn “rác” cho mạch máu...).
Siêu internet: Mỹ cũng đã chính thức phóng vệ tinh internet vào không gian vũ trụ, mở ra một trang sử mới cho nhân loại. Tốc độ truyền dữ liệu internet vệ tinh của Mỹ lớn gấp 40 lần so với tốc độ truyền internet qua sợi cáp quang chạy ngầm dưới biển; Lớn gấp 10 lần so với tốc độ Mạng 5G mà Huawei của Trung Quốc đang định phát triển.
Siêu công nghệ năng lượng: Công nghệ năng lượng mặt trời phát triển vượt bậc với kính quang điện trong suốt (MIT), thấu kính Agile gom các tia sáng rất yếu của mặt trời (đã được Đại học Stanford Hoa Kì nghiên cứu) với chi phí rẻ hơn điện than, dầu và năng lượng tái tạo khác nhưng đặc biệt hơn đó là năng lượng sạch.
Ngày nay, các nhà khoa học đang tính đến việc sản xuất những tấm pin siêu mỏng không lấy năng lượng trực tiếp từ mặt trời mà từ sự chênh lệch nhiệt độ giữa các thời gian trong ngày. Đây hứa hẹn là công nghệ năng lượng mới đầy triển vọng!
Siêu công nghệ Gen: Công nghệ Gen cho phép chỉnh sửa và biến đổi gen giúp cho y học trở thành khoa học siêu chính xác làm thay đổi hoàn toàn cách chăm sóc sức khỏe, tạo ra nhiều sản phẩm đột phá sản xuất nông nghiệp. Sức khỏe, những vấn đề về bệnh tật của con người, năng suất lao động nông nghiệp sẽ được giải quyết trong tương lai gần bằng siêu công nghệ gen.
Siêu máy in sinh học là bước phát triển của các máy in 3D (vật liệu vô cơ) hội tụ nhiều kỹ thuật và công nghệ vật liệu sinh học, sinh học tế bào, vật lý y học, sinh tin học... có thể “in” (chế tạo ra) được tế bào sống, mô, các mạch máu, các bộ phận cơ thể bằng chất liệu sinh học vào ngay trong cơ thể con người. Rồi đây, những căn nhà, những cây cầu và các công trình kiến trúc khác sẽ được thực hiện bằng công nghệ in 3D vừa nhanh, bền và rẻ.
Những siêu công nghệ chính kể trên cùng nhiều công nghệ liên quan khác sẽ thay đổi rất nhiều công việc, cuộc sống của chúng ta trong tương lai rất gần.
NGUY CƠ VÀ THÁCH THỨC
Trong vòng một thế kỷ qua, lao động đã chuyển từ lĩnh vực nông nghiệp qua công nghiệp, sau đó chuyển sang dịch vụ. Giờ đây, khi những khả năng của con người cá nhân có thể bị trí thông minh nhân tạo vượt qua, một nguy cơ mới xuất hiện.
Đó là rất nhiều người bị mất công ăn việc làm. Một công trình khảo sát mới đây của Đại học Oxford với nhan đề “Tương lai của việc làm” đã dự báo trong một, hai thập niên tới sẽ có khoảng 70% số việc làm hiện nay biến mất. Nhưng cũng sẽ có rất nhiều nghề mới xuất hiện.
Nếu các công việc hiện nay không còn cần đến người lao động thực hiện không chỉ những thao tác lao động tự nhiên, việc xuất hiện các ngành nghề khác có thể sẽ làm giảm đi nguy cơ không có việc làm mà cả thế giới phải đối mặt trong một vài thập niên tới.
Ngay trong những năm đầu của thế kỷ XXI, ý tưởng về việc cung cấp nhu cầu sinh hoạt cho những người không có việc làm ở một vài quốc gia
Bắc Âu đã không tạo được sự đồng tình của mọi lứa tuổi, nhất là lứa tuổi thanh niên, trung niên. Rõ ràng con người không chỉ cần sống mà cần có việc làm. Thế giới đang phải đối mặt với nguy cơ mất việc làm của các lao động thủ công chỉ nay mai. Việt Nam cũng không nằm ngoài ảnh hưởng đó.
Kỷ nguyên mới đang được nhiều người gọi là kỷ nguyên trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên, như một số nhà khoa học gần đây đã chỉ ra kỷ nguyên sắp tới nên gọi là kỷ nguyên trí tuệ tăng cường với sự kết nối - cộng hưởng trí tuệ tự nhiên với trí tuệ nhân tạo để tăng cường năng lực sáng tạo của con người, hướng về một thời đại khai sáng mới của nhân loại.
Để những thế hệ tương lai có thể sống và kiến tạo cuộc sống mới thật tốt đẹp trong kỷ nguyên trí tuệ tăng cường, giáo dục có vai trò cực kỳ quan trọng.
GIÁO DỤC TRONG KỶ NGUYÊN MỚI
Bước sang thiên niên kỷ mới, một số đại học tinh hoa ở Mỹ đã triển khai các chương trình đào tạo tinh hoa mở rộng cho toàn thế giới trong một số lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, nghệ thuật… Những thành công bước đầu cho thấy triển vọng to lớn của giáo dục tinh hoa trong kỷ nguyên trí tuệ tăng cường. Đổi mới giáo dục để đáp ứng yêu cầu của kỉ nguyên mới - kỷ nguyên trí tuệ tăng cường là vô cùng quan trọng và phải được đặt lên hàng đầu.
Từ mục tiêu đã được UNESCO xác lập lâu nay, cần phải chuyển từ “Học để biết, để làm” sang “Học cách hỏi, cách biết, cách làm” mọi việc khi cần.
Với sự hỗ trợ của Chat GPT với các phiên bản tăng cường rất mạnh trong tương lai cùng nhiều AI tạo sinh khác, các robot thực - ảo ngày càng hiểu biết và thông minh... sẽ rút ngắn rất nhiều thời gian học tập, thực hành, trải nghiệm của học sinh trước đây.
Chuyển từ “Học để chung sống” sang “Học để kết nối cùng sống và làm việc với cả cộng đồng người và trí tuệ nhân tạo”. Chuyển từ “Học để khẳng định bản thân” sang “Học để phát triển các năng lực trí tuệ tự nhiên trong mỗi con người với trí tuệ nhân tạo do sự phát triển về khoa học công nghệ do con người mang lại”.Chúng ta cũng phải đổi mới về nội dung đào tạo. Các môn học sẽ tích hợp liên môn hết sức tinh hoa theo từng lĩnh vực. AI và tư duy sáng tạo cần phải được nghiên cứu để đưa vào từ cấp tiểu học như là môn học và là công cụ hỗ trợ tích cực trong quá trình học tập các môn học khác.
Bên cạnh đó, việc tăng cường nội dung rèn luyện kỹ năng, trải nghiệm trong các môi trường thực, ảo và robot là không thể thiếu. Điều này giúp người học có khả năng chung sống trong môi trường mới này. Dạy và học cần coi trọng giáo dục chân - thiện - mỹ và rèn luyện các năng lực cốt lõi (tự học, sáng tạo, kết nối...) và các phẩm chất cơ bản (trung thực, tự tin, lòng biết ơn…) đảm bảo đào tạo nên một thế hệ hiền tài cho đất nước.
Giáo dục để mọi công dân thích ứng với toàn cầu hóa, trở thành công dân toàn cầu…
Chúng ta cũng cần đổi mới về phương thức - phương pháp giáo dục - đào tạo. Không phân biệt các hình thức đào tạo trên cơ sở thống nhất nội dung đã được thiết kế, xây dựng chuẩn đầu ra, thực hiện chuẩn đánh giá. Phương pháp dạy-học sáng tạo hướng đến giải quyết vấn đề phù hợp với từng cấp học, phát huy cao nhất năng lực, sở trường của mỗi cá nhân, cá nhân hóa việc dạy và học trong nhà trường, trong cuộc sống. Kết hợp giáo viên thực và ảo…
Có thể tính tới việc dạy nhiều bậc học, cấp học trong nhà trường phổ thông, nhất là ở các khu vực mật độ dân cư quá thấp. Ngoài ra cần phát triển người học trên cơ sở các thế mạnh trí thông minh mà học trò có, xây dựng trường học hạnh phúc.
Giáo dục nước ta cũng cần xem xét lại việc phân luồng sau trung học phổ thông bởi những thay đổi về công nghệ, về AI là quá nhanh, nhiều ngành nghề biến mất. Nếu dự báo không chính xác về nghề nghiệp có thể gây nên thảm họa khi phân luồng học sinh phổ thông. Đối với giáo dục sau trung học phổ thông cần ưu tiên cho giáo dục đại học - sớm đưa giáo dục đại học trở thành bậc học đại chúng, đáp ứng mọi yêu cầu học tập ở bậc đại học cho công dân tương lai.
Đó là những thay đổi cần có cho những con người Việt Nam mới sẽ bước vào độ tuổi lao động sau 100 năm thành lập nước, giáo dục cần phải chuyển mình để đáp ứng sự thay đổi của kỉ nguyên số, kỉ nguyên sáng tạo, kỉ nguyên trí tuệ nhân tạo.
Chúng ta vừa tiến hành đổi mới căn bản toàn diện giáo dục phổ thông. Nhưng trước những tiến bộ nhanh chóng của khoa học công nghệ, sự có mặt của AI và robot trong sản xuất, tiêu dùng và mọi ngõ ngách của cuộc sống, có thể lại phải làm một cuộc cải cách toàn diện trong lĩnh vực giáo dục cho phù hợp với kỷ nguyên trí tuệ tăng cường, các hệ thống đào tạo tài năng dựa trên sự khác biệt về các loại trí thông minh của của con người.