Trong năm qua,ựchiệnnghịđịnhsốNĐkq as monacođểđáp ứng tốt yêu cầu hiện đại nền hành chính, các xã, phường, thịtrấn của tỉnh đãtriển khai thực hiện tốt Nghịđịnh số61/2018/NĐ-CP vềthực hiện cơchếmột cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủtục hành chính (TTHC). Kết quảmang lại đãđáp ứng yêu cầu của sựphát triển, góp phần cho tỉnh làm cơsởquan trọng tiến tới xây dựng chính quyền số…
Cán bộ“một cửa”UBND phường Bình Hòa, TP.Thuận An hướng dẫn người dân thực hiện TTHC
Từ các điểm sáng…
Ở TP.Thủ Dầu Một, đến nay 14 phường đã đáp ứng yêu cầu hiện đại theo Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23-4-2018 của Chính phủ. Bộ phận “một cửa” đã được bố trí khang trang sạch đẹp, trong đó bố trí 50% diện tích nơi ngồi chờ cho tổ chức, cá nhân. Các trang thiết bị phục vụ hiện đại tại bộ phận “một cửa” được trang bị bài bản. Nhiều ghế ngồi bên trong và bên ngoài, bàn làm việc, tủ đựng hồ sơ, các quầy giao dịch điều được trang bị 1 máy vi tính/mỗi người. Máy điều hòa nhiệt độ, máy in, dàn âm thanh gọi tên, phần mềm một cửa điện tử, tivi, lắp đặt camera theo dõi ghi hình, ghi tiếng toàn bộ khu vực làm việc của bộ phận “một cửa” 14 phường có kết nối với UBND TP.Thủ Dầu Một, tạo sự giám sát chặt chẽ giữa cấp phường và thành phố.
Ông Nguyễn Văn Sang, Chủ tịch UBND phường Phú Cường, TP.Thủ Dầu Một, cho biết từ khi triển khai Nghị định 61, phường luôn lấy sự hài lòng của tổ chức, cá nhân là thước đo chất lượng và hiệu quả phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức và cơ quan có thẩm quyền. Việc giải quyết TTHC cho tổ chức, cá nhân theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông được quản lý tập trung, thống nhất, kịp thời, nhanh chóng, thuận tiện, đúng pháp luật, công bằng, bình đẳng, khách quan, công khai, minh bạch và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có thẩm quyền. Quá trình giải quyết TTHC được đôn đốc, kiểm tra, theo dõi, giám sát, đánh giá bằng các phương thức khác nhau trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và có sự tham gia của tổ chức, cá nhân. “Phường quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu bộ phận một cửa; quy định tiêu chuẩn, trách nhiệm, quyền lợi, thời hạn làm việc của công chức, viên chức làm việc tại bộ phận một cửa để phục vụ nhân dân”, ông Sang chia sẻ.
Ông Nguyễn Văn Ân, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường Hòa Phú, TP.Thủ Dầu Một, cho biết từ khi triển khai đồng bộ Nghị định 61, đề án một cửa, một cửa liên thông, tại phường, công tác niêm yết công khai kịp thời, chính xác, rõ ràng. Phường đã đầu tư đồng bộ khang trang bộ phận “một cửa” đạt chuẩn bộ phận “một cửa” cấp phường hiện đại theo quy định. Phường luôn quan tâm đến yếu tố con người trong cải cách TTHC; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc cán bộ phụ trách bộ phận “một cửa” làm việc có trách nhiệm, có tâm phục vụ lợi ích người dân, tạo sự hài lòng chung cho người dân toàn phường khi đến làm TTHC.
... Đến hành động vì dân
Thực tế cho thấy, thực hiện tốt Nghị định 61, Đề án cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực. Đó là các cấp xã luôn có các cách làm hay, sáng tạo, từng bước chuyển đổi Văn phòng UBND cấp xã thành văn phòng giải quyết hồ sơ điện tử, tạo thuận lợi hơn trong quy trình xử lý công việc và giúp người dân giải quyết nhanh chóng hồ sơ, thủ tục cho người dân.
Cụ thể, tại xã An Sơn, TP.Thuận An, từ khi triển khai Nghị định 61 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC, xã An Sơn đã sửa chữa, cải tạo, mở rộng và đưa vào sử dụng bộ phận tiếp nhận và trả hồ sơ của xã bảo đảm đạt chuẩn theo quy định. Xã bố trí ghế ngồi, nước uống, quạt máy, máy lạnh, ti vi, máy tính để bàn, wifi miễn phí phục vụ người dân. Bộ phận “một cửa” có hệ thống bấm số ngồi chờ, hệ thống đánh giá chất lượng phục vụ của công chức một cửa nhằm tạo thuận lợi để người dân đến liên hệ công việc thuận tiện. Xã cũng thực hiện nghiêm túc việc niêm yết đầy đủ nội quy cũng như trình tự, thủ tục, thời gian giải quyết, mức thu các loại phí giải quyết TTHC. CBCC đã thực hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ được phân công; đồng thời thực hiện giải quyết hồ sơ, TTHC đúng quy trình, thủ tục theo quy định.
Chia sẻ vấn đề này, ông Phạm Phú Nam, Bí thư Đảng ủy phường Lái Thiêu, TP.Thuận An, cho biết mục đích cuối cùng trong công tác cải cách TTHC là phục vụ lợi ích người dân. Xác định rõ điều này, Đảng ủy, UBND phường không chỉ đầu tư mạnh “phần cứng” gồm hệ thống quản lý chất lượng ISO trong hoạt động cơ quan quản lý hành chính mà chỉ đạo thực hiện “phần mềm” về việc xây dựng đội ngũ CBCC “vừa hồng vừa chuyên”, có đạo đức, tác phong làm việc hiệu quả, nghiêm túc, vì dân phục vụ. Trong công tác cán bộ, phường đã đánh giá chuẩn công tác cán bộ, sau đó bố trí cán bộ phụ trách bộ phận một cửa đủ tiêu chuẩn, có nghiệp vụ chuyên môn giỏi và có đạo đức, tận tâm tận tình, gắn bó với công tác chuyên môn. Cán bộ tham gia trực tiếp vào công tác cải cách hành chính (CCHC) của phường đều có trình độ đại học, trung cấp trở lên. Hàng năm, những cán bộ trực tiếp phụ trách công tác CCHC đều được Đảng ủy, UBND phường cử tham gia các lớp học, tập huấn để cập nhật những kiến thức mới.
Nhìn một cách tổng thể, từ khi triển khai Nghị định 61, áp dụng Đề án một cửa, một cửa liên thông hiện đại, các xã, phường, thị trấn của tỉnh đã chủ động nghiên cứu, triển khai quy định của cấp trên đã góp phần thay đổi nhanh chóng việc thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trên địa bàn. Sự công khai, minh bạch TTHC, số điện thoại lãnh đạo, địa chỉ tiếp nhận phản ánh, kiến nghị là cơ sở để người dân góp ý xây dựng, nâng cao chất lượng và hiệu quả phục vụ ngày càng tốt hơn. Các địa phương đã chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin như là giải pháp tối ưu để nâng cao năng suất lao động và hiệu quả trong giải quyết TTHC.(责任编辑:Thể thao)