Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như vũ bão,ôhìnhcàphêsáchhướngđếnvănhóađọctrongthanhniêtrận kups việc tìm hiểu kiến thức trên mạng internet ngày càng trở nên phổ biến. Thế nhưng, những tiện ích này vẫn không làm cho văn hóa đọc sách trong cộng đồng bị mai một. Điều này cho thấy, việc tạo ra một sân chơi lành mạnh, hướng đến hình thành văn hóa đọc trong thanh niên là một nhu cầu thiết thực và ý nghĩa.
Có thể nói, Ngày sách Việt Nam (21-4) sẽ là dịp để nhiều bạn trẻ có cơ hội nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc đọc sách thông qua rất nhiều hoạt động ý nghĩa. Thực tế, trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, văn hóa nghe, nhìn có phần đang lấn át văn hóa đọc, nhất là trong giới trẻ.
Theo điều tra xã hội học, có 32,27% đoàn viên thanh niên (ĐVTN) trong tỉnh dành 30 phút đọc một ngày cho sách. Lý giải điều này, nhiều người cho rằng, văn hóa nghe, nhìn đang lấn át khi chỉ cần nghe đài, xem tivi, nhấp chuột, lướt web hay chỉ cần cái smartphone là các bạn đã có một “kho” thông tin không chỉ trong nước mà trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, khi đặt vấn đề các bạn trẻ bây giờ ít đọc sách trong khi số đầu sách lại phong phú và đa dạng hơn trước rất nhiều, có nhiều ý kiến cho rằng, các bạn trẻ bị thu hút bởi những hoạt động giải trí khác và thích đọc trên mạng internet hơn là đọc trên giấy...
Xuất phát từ thực tế này, với mong muốn hình thành văn hóa đọc trong ĐVTN, vào tháng 6-2016, Tỉnh đoàn Bình Dương đã cho “ra lò” công trình thanh niên mang tên Cà phê 5S “Cà phê sách - sạch - sảng khoái - sẻ chia - sum họp” tại Trung tâm Giới thiệu việc làm thanh niên tỉnh. Đây là mô hình kết hợp giữa việc đọc sách và hoạt động sinh hoạt cộng đồng nhằm mục đích đẩy mạnh phong trào đọc sách, hình thành kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm trong ĐVTN, tạo thêm kênh thông tin để ĐVTN dễ dàng tìm kiếm việc làm, đồng thời giúp ĐVTN giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi sau một ngày làm việc. Mô hình ra đời đã thu hút gần 3.000 lượt ĐVTN tham gia sinh hoạt hàng tháng. Mô hình này cũng góp phần giải quyết vấn đề về thiếu địa điểm sinh hoạt của các câu lạc bộ (CLB), đội, nhóm trực thuộc các cấp bộ Đoàn - Hội trong tỉnh. Song song đó, ĐVTN cũng cập nhật được thông tin về nhu cầu tuyển dụng một cách kịp thời và đầy đủ qua các bảng thông tin việc làm được treo tại quán, các nhà tuyển dụng có nhu cầu tìm kiếm nhân lực có thêm không gian để phỏng vấn, tạo cho hai bên có cảm giác thoải mái, thân thiện khi trao đổi...
Với mong muốn phục vụ nhu cầu vui chơi lành mạnh của giới trẻ, hiện trên địa bàn TP.Thủ Dầu Một cũng có nhiều mô hình cà phê sách tạo không gian đọc mở cho bạn trẻ như Cà phê Thức, Cà phê Sonic, Cà phê Alley hay điển hình như Cà phê Book... Bạn Phạm Phương Lan, sinh viên trường Đại học Bình Dương cho biết: “Thực ra sinh viên tụi mình rất cần không gian về sách. Không gian là quán cà phê và có sách để tra cứu tư liệu, để mở rộng kiến thức và để thư giãn thực sự là điều tụi mình cần. Tuy nhiên thực tế, những địa điểm “vàng” để đáp ứng nhu cầu này chỉ đếm trên đầu ngón tay vì lượng sách còn hạn chế, không gian chưa thực sự yên tĩnh đúng chuẩn để có thể đọc sách”... Với mong muốn hình thành một cộng đồng có thói quen đọc sách, anh Nguyễn Đức Chính, chủ quán Cà phê Book chia sẻ: “Chúng tôi muốn xây dựng một không gian sinh hoạt thực sự lành mạnh cho cộng đồng, đặc biệt là cho giới trẻ. Từ đó, các CLB tiếng Anh, CLB tiếng Trung, CLB Pháp luật, các chương trình tuyên truyền pháp luật, các buổi talk show về lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm... cũng được chúng tôi hỗ trợ hết mình…”.
Thực tế cho thấy, không gian phục vụ văn hóa đọc cho giới trẻ còn nhiều hạn chế. Nhiều quán cà phê mới chỉ dừng lại ở việc “có sách” cho giới trẻ tiếp cận và đầu sách còn quá ít để lựa chọn. Do đó, việc xây dựng một môi trường tạo dựng văn hóa đọc cho giới trẻ ở Bình Dương vẫn cần được quan tâm và đầu tư nhiều hơn, góp phần hình thành sân chơi lành mạnh, bổ ích cho các bạn trẻ.
Thanh Lê
(责任编辑:Cúp C2)