Chị N. T. làm mẹ ở tuổi 20 tuổi,ẹđơnthânkhổsởvìdínhbẫylừađảtottenham đấu với brentford chưa kết hôn. Cha mẹ chị thường xuyên trách móc, ruồng bỏ khiến một mình chị phải mang gánh nặng lo cho bản thân và đứa nhỏ.
Hằng ngày, chị bán chả cá ở góc chợ để kiếm tiền nuôi con. Cuộc sống vốn đã chật vật, lại thêm dịch covid tái đi tái lại, cuối tháng 4 vừa rồi, chợ bị cấm, chị liên tục đổi chỗ bán hàng nhưng thu nhập ngày càng kém. Hết cách, chị phải vay tiền của những người thân quen để cầm cự.
Chị T. chia sẻ sự việc với VietNamNet: “Sáng ngày 29/4, tôi đang truy cập facebook thì thấy có quảng cáo hỗ trợ cho vay không thế chấp. Vì đang cần tiền để vượt qua giai đoạn dịch bệnh và trả khoản nợ đã vay trước đó nên tôi chủ động liên hệ.
Anh ta giới thiệu tên là Trần Công Duy, nhân viên ngân hàng Quân đội (MBBank). Anh ta nói muốn vay gói vay 60 triệu đồng thì tôi phải đóng phí là 2,4 triệu đồng. Do không hiểu biết nên tôi tin tưởng và vay tiền của người thân để chuyển cho anh ta.
Tuy nhiên, sau đó, anh ta tiếp tục bảo tôi phải nộp tiền phí bảo hiểm khoản vay là 4,2 triệu đồng để hoàn tất hồ sơ. Tôi cũng hi vọng là sẽ vay được số tiền trên nên đã nghe theo.
Đến lúc này, anh ta nói hồ sơ vay vốn của tôi đã hoàn tất, nhưng do tình hình dịch bệnh phức tạp, ngân hàng muốn chắc chắn tôi có thể trả được khoản vay nên kêu tôi đóng trước 3 kì là 6,5 triệu. Khi tôi nói không đủ tiền, anh ta nhận sẽ cho tôi ứng 3 triệu, còn 3,5 triệu tôi tự đóng.
Đợi tôi chuyển cho anh ta tổng số tiền 10,1 triệu đồng thì anh ta chặn liên hệ. Hiện tại tôi đang rất khổ sở, những người tôi đã vay tiền đều nói tôi là kẻ lừa đảo, bịp bợm”.
Thông tin cảnh báo được đăng tải trên trang Facebook của Ngân hàng Quân đội. |
Đáng tiếc, trong quá trình tiến hành vay mượn tiền, vì sợ người thân phát hiện, chị T. đã xóa hết thông tin cuộc trò chuyện, nên giờ đây, dù bị trách móc, chị cũng chẳng còn bằng chứng để giãi bày.
“Trước đó tôi vào trang zalo cá nhân của anh ta, mỗi ngày đều đăng 2-3 bài để quảng cáo, tôi sợ sẽ có nhiều người bị mắc bẫy như tôi. Cuộc sống khó khăn thì mới phải tìm cách vay mượn, nhưng tiền mất tật mang thế này thì đau quá”, chị T. bức xúc.
Trước đó, MBBank cũng đã đăng tin cảnh báo về việc có kẻ gian giả mạo cán bộ hoặc nhân viên ngân hàng để lừa tiền: “Hiện nay có một số đối tượng mạo danh cán bộ, nhân viên ngân hàng để yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân (số thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu) nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản...
MBBank khuyến cáo tới toàn thể khách hàng: MB không thực hiện nhận hồ sơ cho vay qua các trang mạng, ứng dụng xã hội (Facebook, Zalo…) hoặc qua bất cứ trung gian nào, đồng thời không yêu cầu khách hàng chuyển bất cứ khoản tiền nào trước khi giải ngân cho vay".
Ngoài MBBank, nhiều ngân hàng khác cũng đã phải đăng tin cảnh báo hình thức lừa đảo này.
Khánh Hòa
Anh N. T. C. (Hải Dương) được mời chào vay tín dụng không yêu cầu thế chấp với lãi suất 0%. Dù nảy sinh nghi ngờ, nhưng trước miệng lưỡi xảo quyệt của kẻ lừa đảo, anh C. vẫn mất oan gần 2 triệu đồng.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)