"Từ ngày lắp camera đến nay nhà tôi chưa đổi mật khẩu gì cả. Tôi cũng không nghĩ mình cần phải đổi mật khẩu",ộclipnhạycảmởnhàđếntừsailầmsơđẳxem kết quả ngoại hạng anh ông Hòa Hưng, hiện đã lắp 4 camera tại tư gia ở Đồng Nai nói với Zing.
Theo ông Hưng, mật khẩu đăng nhập thư viện video ghi được từ camera nhà ông là do người lắp đặt camera thiết lập. Cá nhân ông Hưng không quan tâm đến việc sẽ phải đổi loại mật khẩu này.
Ngày 21/7, người dùng mạng xã hội bày tỏ phẫn nộ về các đoạn video ghi lại cảnh người phụ nữ bán khỏa thân để trẻ em đụng chạm vùng nhạy cảm. Ngày 24/7, Công an TP Hải Phòng thông tin về việc điều tra vụ mạng xã hội lan truyền nhiều đoạn clip ghi cảnh người phụ nữ bán khỏa thân để trẻ em đụng chạm vùng nhạy cảm.
Tạm gác qua những vấn đề về đạo đức, một lần nữa người dùng lại có lý do quan tâm hơn vấn đề bảo mật của các thiết bị ghi hình được lắp trong nhà.
Người dùng nghi ngại việc lặp camera ở những khu vực riêng tư trong nhà sau nhiều vụ lộ clip thời gian qua. Ảnh: Chụp màn hình. |
Không giao mật khẩu cho thợ lắp camera là nguyên tắc sống còn
Không riêng gia đình ông Hưng, việc giao mật khẩu camera cho thợ lắp đặt được đánh giá là rất phổ biến tại Việt Nam.
"Để thợ giữ mật khẩu camera là thói quen nguy hiểm nhưng phổ biến của người dùng tại Việt Nam. 10 hộ lắp thì có đến 7 hộ đưa cho thợ cài mật khẩu", Cao Nam, chủ cửa hàng camera giám sát tại quận 12, TP.HCM nói.
Thói quen này được các chuyên gia nhận định là rất nguy hiểm nếu thợ lắp camera có ý đồ xấu hay đơn giản là tò mò.
"Khi lắp đặt, chủ nhà thường nhờ thợ đặt mật khẩu luôn rồi không biết cách đổi hoặc không hỏi. Thợ lắp có tâm chỉ giữ mật khẩu để hỗ trợ từ xa nếu cần chứ không có thời gian để vào mà coi. Tuy vậy, rủi ro người dùng gặp thợ tò mò, có ý đồ xấu là vẫn có", anh Long nói.
Theo anh Long, lưu trữ mật khẩu camera giúp bên cung cấp dịch vụ dễ dàng bảo trì từ xa nếu khách cần gấp hoặc với khách hàng không rành công nghệ.
Thêm nữa, người làm dịch vụ có thể đề phòng rủi ro quên mật khẩu của khách hàng. "Mật khẩu này chỉ có hãng mới có quyền đặt lại, nếu quên phải mất rất nhiều thời gian và thủ tục mới có thể khôi phục được", anh Long nói thêm.
Thợ không biết cài mật khẩu
Có hai trường hợp khiến khách hàng để lộ thông tin đăng nhập. Trường hợp đầu tiên, người dùng giữ nguyên mật khẩu mặc định từ nhà sản xuất.
"Một số thợ mới vào nghề chưa am hiểu, chỉ ráp camera mà không biết cách thay đổi mật khẩu. Đôi khi thợ quá tắc trách, lười thay đổi thông tin đăng nhập", anh Long nói về việc khách hàng thường để mật khẩu mặc định. Trường hợp hai là hacker đã xâm nhập thành công vào thiết bị.
"Cả hai trường hợp đều có thể dẫn tới việc dữ liệu video của chủ nhà bị lộ. Tuy nhiên mối nguy hiểm từ trường hợp một cao hơn. Kẻ tấn công có thể quét thiết bị theo tên hãng, IP và mật khẩu mặc định", anh Long chia sẻ.
Năm 2014, Internet từng xôn xao về trang web Insecam, nơi tập hợp hơn 700.000 video từ những camera để nguyên mật khẩu mặc định. Theo giới thiệu từ trang web này, người dùng có thể theo dõi hình ảnh ghi được từ camera của rất nhiều hãng sản xuất như Panasonic, TPLink, Linksys, Sony...
Nguy hiểm hơn các video này ghi rõ tỉnh thành, quốc gia, toạ độ địa lý của nơi lắp đặt camera. Hiện có hơn 120 camera tại Việt Nam nằm trong danh sách theo dõi công khai của trang web này.
Theo anh Long, người dùng có thể tự bảo vệ mình bằng cách yêu cầu người lắp đặt hướng dẫn cách tự thay đổi thông tin đăng nhập.
Ngoài ra, không để mật khẩu và dãy IP mặc định. Vì hầu hết hãng lớn đều có phương án bảo mật server rất kỹ nên việc hack từ xa vào đầu ghi là rất tốn thời gian.
"Người dùng chỉ cần cố gắng tự biết cách đổi và giữ kĩ mật khẩu như viết ra giấy hay ghi chú vào drive cá nhân. Mật khẩu cần kết hợp chữ, số, ký tự đặc biệt. Nếu có vấn đề bảo hành từ xa thì cung cấp thông tin. Xong việc đổi lại ngay", anh Long chia sẻ cách tự bảo vệ thiết bị an ninh của gia đình.
Để bảo đảm độ an toàn cao, người dùng nên lựa chọn các mẫu camera thế hệ mới, có bảo mật 2 lớp. Ảnh: Chụp màn hình. |
"Thương hiệu là yếu tố đầu tiên người dùng nên tìm hiểu khi chọn mua camera giám sát. Tại Việt Nam, các hộ gia đình thường đầu tư khoảng 4-6 triệu đồng cho một hệ thống giám sát gồm 4 camera có khả năng kết nối thông qua smartphone. Một số tên tuổi được người dùng ưa chuộng hiện nay gồm Hikvision, Dahua, Ezviz hay KBvision", ông Nguyễn Tuấn, chủ một cửa hàng chuyên kinh doanh thiết bị smart home chia sẻ.
"Tốt nhất, nên chọn camera của các hãng uy tín, có bảo hành. Tính năng phù hợp với túi tiền. Người dùng có điều kiện có thể lựa chọn các sản phẩm báo động thân nhiệt, micro thu tiếng. Để bảo đảm độ an toàn cao, bạn nên chọn các mẫu camera thế hệ mới, bảo mật 2 lớp thông qua tài khoản đăng nhập vào hệ thống và mã code được gắn kèm trên mỗi camera", anh Long chia sẻ.
(Theo Zing)
Không phải lúc nào bạn cũng có thể nhờ hàng xóm trông nom giúp ngôi nhà của chúng ta khi có công việc gì đó xa nhà. Và bạn có một giải pháp thay thế đó là lắp camera an ninh không dây, sử dụng công nghệ và internet để luôn theo dõi mọi thứ diễn ra trong nhà.
(责任编辑:Nhà cái uy tín)