Từ một huyện thuần nông nghiệp,âydựngquêhươngngàycànggiàumạkết quả bóng đá cúp phần lan sản xuất lạchậu, Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân huyện Bến Cát chung sức đồng lòng pháthuy truyền thống anh hùng không ngừng lao động, sáng tạo vượt qua thách thức,xây dựng Bến Cát trở thành một huyện công nghiệp giàu mạnh và là điển hìnhtrong tiến trình công nghiệp hóa chung của cả nước. Toàn cảnh khu đô thị công nghiệp Mỹ Phước II
Phát triển toàn diện
Nhìn lại quá khứ Bến Cát có bề dày lịch sử đấutranh anh hùng, bất khuất với truyền thống đoàn kết và yêu nước nồng nàn đáng tựhào. Qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ góp phần giành lại độc lập tựdo cho dân tộc, nhân dân huyện Bến Cát đã gánh chịu nhiều mất mát, hy sinh, quêhương bị tàn phá nặng nề, để lại hậu quả cho đến ngày nay kể cả về kinh tế vàxã hội. Để ghi nhận những hy sinh to lớn đó, kết thúc 2 cuộc chiến tranh, huyệnBến Cát cùng với 11/15 xã, thị trấn, 4 đơn vị và 11 cá nhân đã được Nhà nướcphong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, huyệnBến Cát bắt tay ngay vào công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng lạiquê hương, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, từng bước ổn địnhvà nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho các tầng lớp nhân dân.
Từ năm 1986, thực hiện công cuộc đổi mới theotinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, tình hình kinh tế - xãhội của huyện bắt đầu có những bước chuyển biến tích cực. Với những thuận lợi sẵncó về vị trí địa lý tự nhiên, cán bộ và nhân dân huyện Bến Cát đã tiếp tục pháthuy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, vươn lên xây dựng quê hương, chuyển dịch dầnnền kinh tế theo định hướng công nghiệp hóa đạt kết quả đáng kể và bền vững quatừng năm. Nhiều khu, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện được quy hoạch xây dựng,thu hút nhiều nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đến đầu tư sản xuất - kinhdoanh cùng hàng vạn công nhân lao động đến làm ăn, sinh sống; nhiều mô hìnhtrang trại trồng trọt, chăn nuôi ứng dụng phương pháp khoa học, kỹ thuật mới củanông dân, nhiều hợp tác xã làm ăn kiểu mới ra đời mang lại hiệu quả thiết thựccho nền kinh tế. Cùng lúc đó, kết cấu hạ tầng từng bước được xây dựng hoàn chỉnh,nâng cấp mở rộng, nhất là hệ thống điện, giao thông, trường học, bệnh viện, khudân cư mới đã làm thay đổi bộ mặt huyện Bến Cát từng giờ, từng ngày, mở ra triểnvọng tươi sáng cho nhân dân trong huyện.
Có thể nói, 5 năm qua (2006-2011) là quãng đườngđáng nhớ của Đảng bộ chính quyền và nhân dân Bến Cát, tình hình kinh tế - xã hộicủa huyện tiếp tục phát triển ổn định, với mức tăng trưởng cao, tốc độ tăng trưởngbình quân hàng năm 26,5%, (nghị quyết đề ra tăng 25 - 27%), trong đó công nghiệptăng 37,4%, dịch vụ tăng 26,5%, nông nghiệp tăng 5,2%; cơ cấu kinh tế chuyển dịchđúng định hướng theo nghị quyết đã đề ra, từ cơ cấu công nghiệp - nông nghiệp -dịch vụ sang cơ cấu công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp, với tỷ trọng tương ứng87,2% - 7,3% - 5,6% (chỉ tiêu nghị quyết 74,6% - 17,9% - 7,5%); thu nhập bìnhquân đầu người đến cuối nhiệm kỳ ước đạt trên 35 triệu đồng/người/năm.
Thực hiện chính sách thông thoáng mời gọi đầutư phát triển công nghiệp, trong giai đoạn 2006-2010 huyện đã thu hút được 702dự án trong và ngoài nước đầu tư vào địa bàn, nâng tổng số lên 1.189 dự án,trong đó có 723 dự án có vốn đầu tư trong nước, tổng vốn đăng ký 4.310 tỷ đồng;466 dự án có vốn đầu tư nước ngoài, tổng vốn đăng ký 3,047 tỷ USD, nâng tổnggiá trị sản xuất 5 năm đạt 86.822 tỷ đồng, tăng 7,19 lần so với nhiệm kỳ VIII,tăng bình quân hàng năm 41,06%, vượt nghị quyết đề ra (nghị quyết tăng 38 -40%).
Mặc dù công nghiệp giữ vai trò quan trọng,song huyện vẫn khuyến khích phát triển nông nghiệp, trong 5 năm qua tổng giá trịsản xuất đạt 9.111,8 đồng, tăng 77,49% so nhiệm kỳ VIII, tăng bình quân hàng năm7,91%, vượt chỉ tiêu nghị quyết đề ra (nghị quyết tăng 6 - 7%).
Trong chăn nuôi, huyện tập trung thực hiện tốtcông tác kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm đi đôi với việc phòng chống dịch bệnhvới tỷ lệ tiêm phòng hàng năm đạt trên 98%, từ đó đã khống chế và không phátsinh thành dịch trên địa bàn; trong trồng trọt người dân chuyển đổi cơ cấu câytrồng đúng hướng - cây cao su là chủ yếu đã làm thay đổi đời sống mọi mặt củangười dân nông thôn.
Song song với phát triển công nghiệp, ngànhthương mại, dịch vụ của huyện cũng phát triển mạnh với việc hình thành nhiều chợ,khu vực mua bán, trao đổi hàng hóa ở các khu, cụm công nghiệp, các nhà trọ phụcvụ công nhân lao động các doanh nghiệp, các tuyến xe buýt, hợp tác xã vận tảihàng hóa, phục vụ nhân dân trên địa bàn. Bên cạnh đó, các dịch vụ về ngân hàng,điện lực, bưu điện, bảo hiểm cũng tham gia hoạt động mạnh.
Bảo đảm an sinh xã hội
Về công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân, huyệnluôn xác định công tác này là nhiệm vụ thường xuyên nên đã đầu tư kinh phí nângcấp, xây mới Bệnh viện Đa khoa huyện từ 70 giường lên 100 giường; xây dựng 3phòng khám khu vực; xây dựng mới 4 trạm y tế các xã: Long Nguyên, Lai Uyên, PhúAn, Chánh Phú Hòa; bên cạnh đó mời gọi đầu tư xây dựng Bệnh viện Đa khoa Mỹ Phướcnhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân. Trong giáo dục, trường lớpkhông ngừng được đầu tư chiều sâu, từng bước nâng cao chất lượng dạy và học.Trong những năm qua, huyện đầu tư xây dựng mới 1 trường mầm non, 5 trường tiểuhọc, 3 trường THCS, 1 trường THPT theo hướng đạt chuẩn quốc gia.
Đối với công tác chăm sóc gia đình chínhsách, thương binh liệt sĩ, huyện luôn thể hiện sự quan tâm trên tinh thần đền ơnđáp nghĩa, “uống nước nhớ nguồn”, đã vận động các doanh nghiệp phụng dưỡng 22 mẹViệt Nam anh hùng còn sống đến cuối đời; xây tặng và sửa chữa 230 căn nhà tìnhnghĩa (xây mới 82 căn, sửa chữa 148 căn), xây tặng 408 căn nhà đại đoàn kết vớitổng kinh phí 8,2 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2010, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bànhuyện giảm còn 1,27% (theo tiêu chí hộ nghèo giai đoạn 2011-2015 toàn huyện có1.367 hộ nghèo, chiếm 3,89%); 100% hộ nghèo và cận nghèo được cấp thẻ bảo hiểmy tế.
Có thể nói đến thời điểm này, cán bộ và nhândân huyện Bến Cát đã đạt được mục tiêu của mình - bước đầu thực hiện thành côngviệc chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế từ nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ sangcông nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ với hiệu quả cao, kết cấu hạ tầng được đầutư xây dựng khá đầy đủ, khang trang, đời sống các tầng lớp nhân dân được nânglên đáng kể. Đặc biệt, huyện đã cơ bản xóa được nghèo đói và cải thiện đáng kểbộ mặt kinh tế - xã hội của nhiều xã nông thôn, đồng thời đẩy nhanh đô thị hóavới mục tiêu đề ra là xây dựng đô thị Bến Cát không ngừng văn minh và hiện đại.Với những thành tích đó, tập thể Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Bến Cátxứng đáng được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng III.
HÒA NHÂN