VOV onlinetrân trọng giới thiệu toàn văn Thông báo Hội nghị TW7 Ban Chấp hành Trung ương Đảngkhóa XI.
>> Bế mạc Hội nghị lần 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI
Thực hiệnChương trình làm việc toàn khóa,ôngbáocủaHộinghịTrungươngkhósoi kèo giao hữu câu lạc bộ từ ngày 2-11.5.2013, tại Thủ đô Hà Nội, Ban Chấphành Trung ương Đảng khóa XI đã họp Hội nghị lần thứ 7 để thảo luận, cho ý kiếnchỉ đạo đối với các vấn đề: Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từTrung ương đến cơ sở; tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với côngtác dân vận trong tình hình mới; Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992; Sơ kết mộtnăm thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảnghiện nay"; Quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư vàcác chức danh lãnh đạo chủ chốt nhiệm kỳ 2016 - 2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo;Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường công tác quản lý tài nguyênvà bảo vệ môi trường; và một số vấn đề quan trọng khác. Ban Chấp hành Trung ươngđã tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn theo quy định.
Tổng Bí thưNguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc và bế mạc Hội nghị. 1. - Ban Chấphành Trung ương đã xem xét, thảo luận, cho ý kiến về Đề án "Tiếp tục đổi mới,hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở", tập trung đánh giákết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa X về đổi mới, kiện toàn tổ chứcbộ máy các cơ quan Đảng, định hướng về đổi mới tổ chức bộ máy Nhà nước, Mặt trậnTổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội và Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX vềđổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn.
Ban Chấphành Trung ương nhận định: Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX và Nghị quyết Trung ương4 khóa X đã được các cấp ủy, tổ chức đảng triển khai học tập và thực hiệnnghiêm túc. Hệ thống các cơ quan Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc,các đoàn thể chính trị - xã hội từ Trung ương tới cơ sở, tòa án nhân dân, việnkiểm sát nhân dân từng bước được sắp xếp, kiện toàn; chức năng, nhiệm vụ, mốiquan hệ công tác được phân định, điều chỉnh hợp lý hơn, không ngừng đổi mới nộidung, phương thức hoạt động và nâng cao chất lượng, đội ngũ cán bộ, công chức,viên chức, bảo đảm yêu cầu lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huyvai trò làm chủ của nhân dân, thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướngxã hội chủ nghĩa và là nhân tố bảo đảm thắng lợi của sự nghiệp đẩy mạnh côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập quốc tế vì mục tiêu dân giàu, nướcmạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Tuy nhiên,cho đến nay, tổ chức bộ máy ở nhiều cơ quan chưa hợp lý, còn cồng kềnh, nhiều đầumối và tầng nấc trung gian. Mục tiêu tinh giản biên chế chưa đạt yêu cầu đề ra.Chất lượng một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức chưa đáp ứng yêu cầu nhiệmvụ trong tình hình mới, nhất là trong nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, dựbáo tình hình, tham mưu, đề xuất với Trung ương những vấn đề mang tính chiến lượcvề phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, xây dựng hệ thống chính trị,đối ngoại.
Phương thứclãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hộitrên một số nội dung chưa rõ, chậm đổi mới. Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máymột số cơ quan của Quốc hội và các bộ, ngành của Chính phủ chưa hợp lý, chưaphát huy đúng mức vai trò trách nhiệm, quyền hạn. Chưa phân biệt rõ chính quyềnđô thị và chính quyền nông thôn để có cơ chế quản lý, điều hành phù hợp. Tổ chứcbộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dânnhìn chung chưa đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp.
Tinh thầntrách nhiệm, thái độ phục vụ của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức cònthấp. Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống trong một bộphận không nhỏ cán bộ, đảng viên còn nghiêm trọng, chậm khắc phục. Việc đổi mớitổ chức, nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thểchính trị - xã hội còn chậm. Công tác tuyên truyền, vận động quần chúng còn hạnchế. Hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn hiệu quả thấp,chưa đủ sức giải quyết những vấn đề phức tạp phát sinh.
Sau khi xácđịnh nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm nêu trên, nhất là nguyên nhânchủ quan, Ban Chấp hành Trung ương khẳng định: Việc tiếp tục đổi mới, hoàn thiệnhệ thống chính trị phải bám sát, cụ thể hóa, thể chế hóa các quan điểm của Cươnglĩnh, Điều lệ Đảng, văn kiện Đại hội XI của Đảng, đồng bộ với nội dung sửa đổi,bổ sung Hiến pháp năm 1992, giữ vững ổn định chính trị, xã hội, đáp ứng yêu cầuphát triển đất nước trong thời kỳ mới; tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, hiệulực, hiệu quả quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Công việcnày cần đồng bộ với đổi mới thể chế kinh tế, đồng bộ giữa các tổ chức trong hệthống (Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội), đồngbộ giữa tổ chức bộ máy với hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, nâng cao chất lượng độingũ cán bộ, công chức, hoàn thiện hệ thống luật pháp với tiếp tục đổi mới nộidung và phương thức lãnh đạo của Đảng. Việc tổ chức bộ máy ở địa phương cần tăngcường kiêm nhiệm một số chức danh trong các tổ chức của hệ thống chính trị. Đổimới mạnh mẽ tổ chức và cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công.
Tiếp tục đổimới, hoàn thiện hệ thống chính trị cần thực hiện mạnh mẽ, đồng bộ với quyết tâmchính trị cao; những vấn đề thực tiễn đòi hỏi, đã đủ rõ, chín muồi, thì kiênquyết thực hiện, những vấn đề chưa đủ rõ thì cần khẩn trương chỉ đạo nghiên cứu,làm thí điểm, tổng kết thực tiễn để làm rõ, có bước đi thích hợp; không nóng vội,chủ quan, duy ý chí.
Ban Chấphành Trung ương cho rằng: Đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị phải hướng tớiviệc xây dựng tổ chức bộ máy đồng bộ, tinh gọn, có tính ổn định, phù hợp chức năng,nhiệm vụ; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hợp lý về số lượng, bảo đảm chất lượngchính trị, chuyên môn, có tiền lương, thu nhập bảo đảm cuộc sống.
Để thực hiệnđược mục tiêu trên, Ban Chấp hành Trung ương đã xác định một số nhiệm vụ, giảipháp cụ thể về tổ chức đảng; về nhà nước; về quản lý biên chế và tinh giản biênchế; về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Ban Chấp hành Trung ươngnhất trí thông qua Kết luận "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiệnhệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở".
2. - Ban Chấphành Trung ương đã xem xét, thảo luận, cho ý kiến về Đề án "Tăng cường và đổimới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới".Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn xác định dân vận và công tácdân vận là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với toàn bộ sự nghiệp cách mạng nướcta; là điều kiện quan trọng bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng và củng cố, tăng cườngmối quan hệ gắn bó máu thịt giữa Đảng và nhân dân.
Trong nhữngnăm qua, công tác dân vận của Đảng được tăng cường, từng bước đổi mới. Đảng,Nhà nước đã có nhiều chủ trương, giải pháp tích cực, phù hợp cho từng đối tượng,từng lĩnh vực. Đồng thời, đã thường xuyên đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo,tăng cường, mở rộng dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, phát huy vaitrò của Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân, lực lượngvũ trang trong công tác dân vận. Từ đó, đã tạo ra phong trào quần chúng rộng lớn,huy động và phát huy được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân; thực hiện sựnghiệp đổi mới đạt nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Kinh tế tăng trưởng,đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được cải thiện, chính trị - xã hội ổnđịnh, quốc phòng, an ninh được tăng cường; độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổđược giữ vững; công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế được đẩy mạnh, vị thế đất nướcngày càng được nâng cao.
Bên cạnh đó,công tác dân vận cũng còn nhiều hạn chế, yếu kém, chưa đáp ứng được đòi hỏingày càng cao của sự nghiệp đổi mới. Chậm cụ thể hóa cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhànước quản lý, nhân dân làm chủ. Sự phối hợp giữa các tổ chức trong hệ thốngchính trị chưa thật chặt chẽ. Một số cơ quan nhà nước chưa nhận thức sâu sắc vàthể hiện rõ trách nhiệm đối với công tác dân vận. Một số nghị quyết của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước chưa được quán triệt và tổ chức thực hiện cóhiệu quả.
Những yếukém, khuyết điểm của bộ máy công quyền tạo bức xúc, khiếu kiện trong nhân dân,là kẽ hở để các thế lực thù địch và cơ hội chính trị lợi dụng xuyên tạc, kích độngquần chúng, ảnh hưởng tiêu cực đến khối đại đoàn kết toàn dân. Một bộ phận nhândân thiếu việc làm, thu nhập thấp, đời sống khó khăn chưa được hỗ trợ, giải quyếtkịp thời.
Tình trạngtham nhũng, quan liêu, nhũng nhiễu dân, vi phạm dân chủ, thiếu gương mẫu của mộtbộ phận không nhỏ cán bộ có chức, có quyền ở các cấp, nhất là ở cơ sở, đã làmsuy giảm lòng tin của nhân dân. Nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổquốc và các đoàn thể chính trị - xã hội chậm đổi mới, có biểu hiện hành chínhhóa. Công tác xây dựng bộ máy, việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộlàm công tác vận động nhân dân chưa được quan tâm đúng mức, chưa đáp ứng yêu cầutăng cường, đổi mới công tác dân vận của Đảng trong giai đoạn hiện nay.
Ban Chấphành Trung ương khẳng định cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vìnhân dân; nhân dân là chủ, nhân dân làm chủ. Mọi chủ trương, chính sách của Đảngvà Nhà nước đều phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhândân. Công tác dân vận là công tác của toàn Đảng và cả hệ thống chính trị.
Ban Chấphành Trung ương xác định một số nhiệm vụ, giải pháp tăng cường và đổi mới sựlãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới: Tiếp tục tổ chứcthực hiện có hiệu quả Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI "Một số vấnđề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay"; tập trung giải quyết những vấn đềbức xúc của nhân dân; củng cố lòng tin, tăng cường quan hệ gắn bó máu thịt giữanhân dân với Đảng, Nhà nước.
Quán triệt,làm chuyển biến nhận thức của đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhândân về vị trí, vai trò công tác dân vận, về chủ trương tăng cường, đổi mới côngtác dân vận của Đảng trong tình hình mới. Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước,thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; giữ vững độclập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toànxã hội. Tăng cường và đổi mới hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoànthể chính trị - xã hội, các hội quần chúng, khắc phục có hiệu quả bệnh hànhchính, quan liêu. Coi trọng xây dựng, củng cố tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộdân vận, mặt trận, đoàn thể chính trị - xã hội ở các cấp; bồi dưỡng, nâng caonhận thức, trình độ công tác dân vận cho cán bộ Đảng, Nhà nước, chính quyền cáccấp. Lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị phối hợp chặt chẽ,thường xuyên và hiệu quả trong công tác dân vận.
Ban Chấphành Trung ương nhất trí thông qua Nghị quyết về "Tăng cường và đổi mới sựlãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới".
3. - Ban Chấphành Trung ương đã xem xét, thảo luận Báo cáo việc giải trình, tiếp thu, chỉnhlý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trên cơ sở ý kiến đóng góp của các tầng lớpnhân dân. Đây là công việc hết sức quan trọng của toàn Đảng, toàn dân, toànquân, của đồng bào ta ở nước ngoài trong năm 2013. Đã có hơn 28.000 hội nghị, hộithảo, tọa đàm được tổ chức, hơn 26 triệu lượt ý kiến góp ý vào Dự thảo sửa đổiHiến pháp.
Nhìn chung,tuyệt đại đa số nhân dân tán thành với các nội dung cơ bản của Dự thảo Hiếnpháp năm 1992 do Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp công bố. Đồng thời, nhân dâncũng đóng góp nhiều ý kiến tâm huyết, trí tuệ và trách nhiệm vào các nội dung cụthể của Dự thảo.
Trên cơ sởbám sát Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội (bổsung, phát triển năm 2011), các văn kiện của Đảng và các nghị quyết, kết luận củaTrung ương, của Bộ Chính trị về mục đích, yêu cầu, về những quan điểm cơ bản, địnhhướng lớn của việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992, trên cơ sở tập hợp, tổng hợp đầyđủ, kịp thời, khách quan, trung thực ý kiến của các tầng lớp nhân dân, Ủy ban dựthảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đã nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý Dự thảo sửa đổiHiến pháp một cách nghiêm túc, chất lượng với tinh thần chung là chân thành lắngnghe ý kiến của nhân dân, tiếp thu tối đa những ý kiến hợp lý; kiên trì những vấnđề có tính nguyên tắc, thuộc về bản chất của chế độ chính trị và nhà nước ta,tiếp tục khẳng định Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa củanhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; tất cảquyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nòng cốt là liên minh giai cấp côngnhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức; quyền lực nhà nước là thống nhất,có sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan trong việc thực hiện cácquyền lập pháp, hành pháp, tư pháp; phát triển nền kinh tế thị trường định hướngxã hội chủ nghĩa.
4. - Ban Chấphành Trung ương đã thảo luận Báo cáo của Bộ Chính trị về sơ kết 1 năm thực hiệnNghị quyết Trung ương 4 khóa XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảnghiện nay".
Trong bối cảnhcó nhiều khó khăn, thách thức, với nỗ lực, trách nhiệm và quyết tâm chính trịcao của toàn Đảng, nhìn chung, các cấp ủy, tổ chức đảng từ Trung ương đến cơ sởđã triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 một cách nghiêm túc, với một khốilượng công việc lớn, phức tạp và đã đạt được những kết quả bước đầu rất quan trọng,tạo được sự chuyển biến trong việc ngăn chặn tình trạng suy thoái về tư tưởngchính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng, khắc phục một số hạn chế, khuyết điểmtrong công tác cán bộ và trong việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức sinh hoạt đảng,nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách.
Qua kiểm điểmtự phê bình và phê bình, lắng nghe ý kiến góp ý của cán bộ, đảng viên, nhândân, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp ủy, tổ chức đảng các cấp và từng cán bộ, đảngviên nhận thức sâu sắc, đầy đủ hơn ưu điểm, khuyết điểm; phân tích, làm rõnguyên nhân của các yếu kém, khuyết điểm, nhất là những khâu, những mặt kéo dàiqua một số nhiệm kỳ để đề ra phương hướng, giải pháp sửa chữa, khắc phục. Đã tạođược một số chuyển biến tích cực, bước đầu làm rõ tình trạng suy thoái về tư tưởngchính trị, đạo đức, lối sống trong Đảng, tăng cường kỷ luật, kỷ cương và xử lýnghiêm những vụ việc phức tạp, gây bức xúc trong dư luận nhân dân.
Việc triểnkhai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 đã góp phần thúc đẩy thực hiện các nhiệmvụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2012, hoàn thành cơ bản các mục tiêu, nhiệmvụ đề ra, giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, bảo đảm an sinh xãhội, củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững trật tự an toàn xã hội; chủ động hộinhập, nâng cao uy tín, vị thế quốc tế của đất nước.
Tuy nhiên,việc thực hiện Nghị quyết vẫn còn một số hạn chế, khuyết điểm. Trong quá trìnhchuẩn bị kiểm điểm, nhiều cấp ủy, tổ chức đảng và tập thể lãnh đạo cơ quan, đơnvị góp ý cho cấp trên (nhất là cho cá nhân), chất lượng còn hạn chế. Một số đồngchí chưa nhìn nhận đúng mức khuyết điểm và trách nhiệm của mình trước những hạnchế, khuyết điểm trong lĩnh vực được giao phụ trách, còn nể nang, né tránh, ngạiva chạm.
Trên một sốvấn đề, qua kiểm điểm của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp từ Trung ương đến cơ sở,vẫn chưa làm rõ được thực chất, mức độ nghiêm trọng của tình hình, xảy ra ở đâu,ai chịu trách nhiệm. Một số quy định, quy chế để triển khai thực hiện Nghị quyếtchậm được ban hành, một số vụ việc phức tạp, gây bức xúc trong nhân dân chậm xửlý. Một số nội dung trong nhóm giải pháp về công tác giáo dục chính trị tư tưởngđang trong quá trình chuẩn bị, triển khai nên kết quả còn hạn chế.
Những khuyếtđiểm, hạn chế nêu trên chủ yếu là do các vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiệnnay là những vấn đề quan trọng, khó và đã kéo dài nhiều nhiệm kỳ, đòi hỏi phảicó thời gian, kiên trì thực hiện mới có thể khắc phục, giải quyết được, trongkhi thời gian thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 mới được hơn 1 năm.
Ban Chấphành Trung ương xác định: Các cấp ủy, tổ chức đảng, tập thể lãnh đạo cơ quan, đơnvị và cá nhân cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp từ Trung ương đến cơ sở cầnnghiêm túc, tự giác và có kế hoạch, biện pháp phù hợp để khắc phục, sửa chữangay những yếu kém, khuyết điểm đã được kết luận qua kiểm điểm tự phê bình vàphê bình. Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát thực hiện những việc cầnlàm ngay sau kiểm điểm, nhất là việc xử lý, giải quyết có hiệu quả, nghiêm minhnhững vấn đề bức xúc, nổi cộm.
Tiếp tục đổimới lề lối, phong cách làm việc trong Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương4. Xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế - xãhội và làm tốt công tác xây dựng Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4. Đẩymạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phítheo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3 khóa X và Kết luận Hội nghị Trung ương 5khóa XI.
Thực hiệnkiểm điểm tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 gắn vớiviệc kiểm điểm và lấy phiếu tín nhiệm hằng năm. Khẩn trương hoàn thành các đềán còn lại về triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 bảo đảm chất lượng.Tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; thựchiện nghiêm túc trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ chủchốt các cấp. Tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác giáo dục chính trị, tư tưởng,công tác tuyên truyền, công tác tư tưởng trong Đảng và toàn xã hội.
5. - Ban Chấphành Trung ương đã xem xét, thảo luận về Đề án "Chủ động ứng phó với biến đổikhí hậu, đẩy mạnh quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường". Đây là vấn đềchiến lược có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển bền vững của nước ta. Trongbối cảnh khí hậu toàn cầu diễn biến phức tạp, do đặc điểm địa hình, vị trí địalý, trình độ phát triển, nước ta dễ bị tổn thương trước tác động của biến đổikhí hậu; tài nguyên, môi trường chịu áp lực lớn từ yêu cầu phát triển kinh tế -xã hội.
Trong nhữngnăm qua, công tác này đã có bước chuyển biến và đạt được kết quả quan trọng.Bên cạnh đó, việc ứng phó với biến đổi khí hậu còn bị động; khi có thiên tai thườnggây thiệt hại nặng nề về tính mạng và tài sản; tài nguyên chưa được khai thác,sử dụng hợp lý, hiệu quả, thậm chí khai thác quá mức dẫn đến suy thoái, cạn kiệt;ô nhiễm môi trường diễn ra phổ biến, có xu hướng gia tăng, có nơi nghiêm trọng;đa dạng sinh học suy giảm, nguy cơ mất cân bằng sinh thái diễn ra trên diện rộng.
Những khuyếtđiểm, yếu kém nêu trên có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ quan là chủyếu. Nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền chưa đầy đủ, chưa thống nhất vềmối quan hệ giữa lợi ích trước mắt và lâu dài, giữa tăng trưởng kinh tế nhanh vớiphát triển bền vững.
Đường lối,chủ trương của Đảng chưa được quán triệt, thể chế hóa kịp thời. Một số chínhsách cụ thể chưa sát thực tế, thiếu tính khả thi, tổ chức thực hiện chưa chủ động,thiếu kiên quyết. Tổ chức bộ máy, phân công, phân cấp, bố trí cán bộ, nguồn lựccòn nhiều bất cập. Sự phối hợp giữa các cơ quan, địa phương thiếu chặt chẽ, nhấtlà phối hợp liên ngành, liên vùng.
Nhiều chủtrương, giải pháp thiếu đồng bộ, chưa có trọng tâm, trọng điểm, chưa phù hợp vớidiễn biến khách quan của tình hình và thực tiễn đất nước. Việc kiểm tra, giámsát chưa được coi trọng, chưa thường xuyên, kém hiệu quả. Công tác điều tra, dựbáo, nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn chưa được quan tâm đúng mức. Chưalàm rõ trách nhiệm, phát huy vai trò, huy động được sự tham gia đầy đủ, toàn diệncủa các tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân cùng sự giám sát của toàn xã hội.
Ban Chấphành Trung ương đã thảo luận, định hướng chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu,đẩy mạnh quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Mục tiêu tổng quát là: Đến năm2020, Việt Nam chủ động trong thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiêntai, giảm nhẹ cường độ phát thải khí nhà kính; có bước chuyển biến cơ bản trongkhai thác, sử dụng tài nguyên theo hướng hợp lý, hiệu quả và bền vững; kiềm chếmức độ gia tăng ô nhiễm môi trường và suy giảm đa dạng sinh học nhằm bảo đảm chấtlượng môi trường sống, duy trì cân bằng sinh thái, hướng tới nền kinh tế xanh,thân thiện môi trường.
Đến năm2050, Việt Nam thành quốc gia phát triển, thích ứng với biến đổi khí hậu; khaithác, sử dụng tài nguyên hợp lý, hiệu quả và bền vững; chất lượng môi trường sống,đa dạng sinh học và đạt các chỉ tiêu về môi trường tương đương với các nướccông nghiệp trong khu vực. Đồng thời, Trung ương cũng xác định những mục tiêu cụthể đến năm 2020 về ứng phó với biến đổi khí hậu; về quản lý tài nguyên; về bảovệ môi trường.
Để đạt mụctiêu trên, cần thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm chung, một số nhiệm vụ cụ thể vềứng phó với biến đổi khí hậu; về quản lý tài nguyên, về bảo vệ môi trường vớicác giải pháp chủ yếu: tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục,nâng cao nhận thức, hình thành ý thức chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, sửdụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường; đẩy mạnh nghiên cứu, ứngdụng tiến bộ khoa học và công nghệ trong ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lýtài nguyên và bảo vệ môi trường; tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường,quản lý tài nguyên và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; đổi mới, hoàn thiệncơ chế, quản lý tài chính, tăng cường và đa dạng hóa nguồn lực cho ứng phó vớibiến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; coi trọng hợp tác, hộinhập quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môitrường.
Ban Chấphành Trung ương nhất trí thông qua Nghị quyết về "Chủ động ứng phó với biếnđổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường".
6. - Ban Chấphành Trung ương đã xem xét, thảo luận Báo cáo của Ban cán sự đảng Chính phủ vềviệc triển khai thực hiện Kết luận số 23-KL/TW, ngày 29/5/2012 của Hội nghịTrung ương 5 khóa XI về "Một số vấn đề về tiền lương, bảo hiểm xã hội, trợcấp ưu đãi người có công và định hướng cải cách đến năm 2020".
Sau gần mộtnăm ban hành, Kết luận số 23-KL/TW, ngày 29-5-2012 của Hội nghị Trung ương 5khóa XI về lĩnh vực này đã được Chính phủ tích cực triển khai thực hiện, đã đạtđược một số kết quả bước đầu: ban hành một số nghị quyết, nghị định; trình Quốchội sửa đổi, bổ sung và ban hành Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng,thực hiện việc điều chỉnh tăng lương tối thiểu cho cán bộ, công chức, viên chứcvà lực lượng vũ trang từ ngày 1-7-2013.
Ban Chấphành Trung ương đã thảo luận và thống nhất: Việc triển khai thực hiện nhiệm vụnày từ nay đến năm 2014 cần bám sát những quan điểm, định hướng, mục tiêu cảicách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và trợ cấp ưu đãi người có công đượcghi trong các văn kiện của Đảng tại các kết luận của Hội nghị Trung ương 8 khóaIX, Hội nghị Trung ương 6 khóa X và Hội nghị Trung ương 5 khóa XI.
Ban Chấphành Trung ương thông qua Kết luận "Một số vấn đề về cải cách chính sáchtiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công, định hướng cải cách đến năm2020".
7. - Tại Hộinghị Trung ương lần này, Ban Chấp hành Trung ương đã bầu bổ sung các đồng chíNguyễn Thị Kim Ngân, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, đồng chíNguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ vào BộChính trị; bầu bổ sung đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Trung ương Đảng, ChánhVăn phòng Trung ương Đảng vào Ban Bí thư.
8. - Ban Chấphành Trung ương đã xem xét, cho ý kiến về các phương án và nhân sự quy hoạchBan Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủchốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ 2016 - 2021 và các nhiệm kỳ tiếp theo.
Giao BộChính trị tiếp thu ý kiến của Ban Chấp hành Trung ương chỉ đạo hoàn chỉnh, banhành chính thức và chỉ đạo tổ chức thực hiện quy hoạch này.
Ban Chấphành Trung ương kêu gọi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân siết chặt đội ngũ, tăngcường đoàn kết, thống nhất, nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn, thách thức, thựchiện có hiệu quả các nghị quyết, kết luận của Hội nghị Trung ương lần này cùngcác nghị quyết khác của Đảng, của Quốc hội và Chính phủ, bảo đảm hoàn thành thắnglợi mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2013.
Theo VOV