Tính cho đến thời điểm này của năm,ịtrườngdiđộngVNnửađầunăgiai vo dich quoc gia tho nhi ky thị trường điện thoại di động (ĐTDĐ) đã trải qua nửa chặng đường phát triển. Trong khi thị trường hand-set khá bình lặng thì sóng gió đang bắt đầu nổi tại thị trường phân phối, bán lẻ ĐTDĐ. Bản thân các nhà mạng cũng đang đối mặt với thử thách “cháy số”, còn những “tân binh” như các hãng hand-set “small-name” hay HT mobile để lại dấu ấn không hề mờ nhạt chút nào trên thị trường. Các hãng hand-set vẫn “bình chân” Theo chu kỳ phát triển và chiến lược tung sản phẩm của các hãng hand-set, giai đoạn 6 tháng đầu năm thường là giai đoạn để các hãng ĐTDĐ lớn tập trung phát triển sản phẩm chứ chưa phải là để cạnh tranh quyết liệt. Đó là lí do tại sao các hãng ĐTDĐ trong thời gian vừa qua chủ yếu tập trung vào việc chạy đua giới thiệu sản phẩm mới. Tuy thị trường có yên ả, nhưng đôi khi vẫn có những đợt “rung chấn” nhỏ do các sản phẩm mới của các hãng tung ra. Nokia, Samsung và Sony Ericsson trong nữa năm qua tỏ ra khá nhiệt tình trong việc chạy đua nhau giới thiệu sản phẩm mới. Những “chú dế” mới dĩ nhiên vẫn thuộc về các tên tuổi như Nokia, Samsung và Sony Ericsson. Vẫn như các năm, Nokia tung vào thị trường khá nhiều model cao cấp cho nữa đầu năm. “Gia đình N-series” có thêm các thành viên mới như: N76, N77, N95, E-series có thêm E65, rồi Nokia 5700, 8600 Luna, 8800 Sirocco Gold cho phân khúc cao cấp. Bên cạnh đó cũng xuất hiện thêm model trung cấp là 6300 và 3110 Classic. Trong đó, Nokia đã thành công khá rõ với một số dòng như 6300, N95 với một số điểm nhấn rõ rệt như: thiết kế siêu mỏng đầu tiên hay máy ảnh số 5 megapixels rồi chức năng định vị toàn cầu GPS. Nokia vẫn giữ vững vị thế của mình bởi nhiều model khác bán rất chạy trên thị trường. Trên các phân khúc giá rẻ, Nokia 1110i, 6030 vẫn là những chiến binh xuất sắc của Nokia góp phần lớn vào việc Nokia giữ vững thị phần phân khúc cấp thấp - phân khúc gần như quyết định ngôi vị thị phần. Samsung thì đầu tư nhiều hơn cho dòng phổ thông với các model như C140, C160, C170, C260, C300, X520, X540… Nhờ có sự thay đổi về chiến lược sản phẩm này mà Samsung đã ít nhiều dành lại thị trường mình từng đánh mất trong tay Motorola. Samsung tỏ ra ngày một mạnh hơn và điều đó cũng đồng nghĩa với việc Motorola không còn có được vị thế như xưa. Trong nửa đầu năm qua, Samsung tiếp tục một lần nữa “đánh bóng” thêm cho dòng Ultra Edition bằng cách làm mới bộ sưu tập Ultra Edition đầu tiên và cho ra mắt thêm bộ Ultra Edition thế hệ thứ hai. Samsung tuy chưa có nhiều thành công đột phá, nhưng họ vẫn kiên định với con đường mình. Motorola với một loạt thất bại ở các model cao cấp như K1, Z3, E6… , đến các sản phẩm thuộc dòng trung cấp và phổ thông cũng không khá gì hơn. Dường như hãng này vẫn chưa tìm được một cách thể hiện thuyết phục nào từ họ. Về phần Sony Ericsson, họ gần như cố gắng rất nhiều, tung hàng lọat sản phẩm và vẫn đặt tâm điểm vào các dòng điện thoại cao cấp là chính. Sony Ericsson đã tung ra một lọat model: K550, K800, K810, W880, W610, W200, K320. Trong đó, chỉ có K320 và W200 là nằm ở phân khúc trung cấp. Như năm trước, Sony Ericsson đã cho vào rất nhiều dòng sản phẩm như họ vẫn chưa cho thấy được tính hiệu quả rõ ràng của các model trên. “Siêu phẩm” P990 của Sony Ericsson dù giảm giá rất nhiều nhưng vẫn chưa được khách hàng chọn lựa. Một dấu ấn quan trọng của 6 tháng qua chính là 2 đợt giảm giá liên tục khá gần nhau. Nhờ 2 đợt giảm giá lớn này mà nhiều model đã bán chạy hơn nhờ mức giá giảm. Thu lợi nhiều nhất vào chuyện này vẫn là Nokia vì một loạt các model của Nokia đã bán rất tốt như: 6030, 6300, N70 ME, N73 ME, 6070… Chúng ta vẫn không thể bỏ qua việc xuất hiện các thương hiệu ĐTDĐ. Có hai thương hiệu mang vóc dáng “small-name” kiểu I-mobile đã xuất hiện khá đình đám là Mobell và Bapaven, thương hiệu Wellcom cũng bắt đầu đánh rộng hơn. Từ đây báo hiệu một cuộc chiến mới giữa các thương hiệu mới có thể sẽ rầm rộ và 6 tháng cuối năm nay. Thị trường phân phối biến động Ngay từ đầu năm, thông tin về việc Công ty CP DV Du lịch Dầu khí Petrosetco sẽ tham gia vào lĩnh vực kinh doanh ĐTDĐ đã khiến thị trường phân phối ĐTDĐ ở Việt Nam bắt đầu được hâm nóng. Tuy sau đó, mãi đến cuối tháng 5 Petrosetco mới chính thức gia nhập thị trường với việc trở thành nhà phân phối chính thức của Nokia, nhưng giới kinh doanh đã có những nhận định tốt về tình hình này. Các đại lý bán lẻ trong nước đều tỏ ra phấn khởi trước sự kiện Nokia chọn thêm cho mình một nhà phân phối tại thị trường Việt Nam. Rõ ràng, tuy là tân binh trong lĩnh vực công nghệ, nhưng Petrosetco (mà đơn vị kinh doanh trực tiếp trong lĩnh vực này là Công ty viễn thông dầu khí PV Telecom) lại có tiềm lực về tài chính mạnh mẽ. Cũng đồng thời với sự xuất hiện của PV Telecom, các cửa hàng bán lẻ sẽ có thêm lựa chọn nhà cung cấp sản phẩm Nokia tại thị trường này. Thị trường phân phối có sự cạnh tranh, các đại lý bán lẻ sẽ được hỗ trợ tốt hơn và người tiêu dùng cũng được hưởng lợi từ sự cạnh tranh này. |