Hôm qua (22-7),ạckỳhọpthứHĐNDtỉnhkhóaXnhiệmkỳbảng xếp hạng u23 châu a mới nhất HĐND tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 đã khai mạc kỳ họp thứ 16 (kỳ họp thường lệ giữa năm); xem xét và đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), quốc phòng - an ninh 6 tháng đầu năm 2024.
Kinh tế tăng trưởng 6,19%
Tại kỳ họp, ông Nguyễn Lộc Hà, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cho biết trong quá trình thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm 2024, tỉnh đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do tình hình bất ổn của thế giới đã tác động, ảnh hưởng đến sự phát triển KT-XH và đời sống, sản xuất, sinh hoạt của người dân, doanh nghiệp (DN) cả nước nói chung, Bình Dương nói riêng.
Song, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, sự giám sát của HĐND tỉnh, sự điều hành tập trung, quyết liệt của UBND tỉnh, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự ủng hộ của cộng đồng DN và đặc biệt là sự đồng thuận của các tầng lớp nhân dân trong tỉnh; tình hình KT-XH của tỉnh trong 6 tháng đầu năm đã đạt được những kết quả tích cực.
Lãnh đạo tỉnh và các đại biểu tham dự kỳ họp thứ 16, HĐND tỉnh khóa X. Ảnh: QUỐC CHIẾN
Các hoạt động văn hóa - xã hội, giáo dục, y tế, an sinh xã hội được thực hiện khá đồng bộ và đạt nhiều kết quả tích cực. Cụ thể, tỉnh tiếp tục thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, quan tâm hỗ trợ kịp thời người có công, đối tượng chính sách, nâng cao đời sống nhân dân, nhất là trong các dịp lễ, tết với tổng kinh phí chi từ ngân sách Nhà nước 276,7 tỷ đồng (tăng 8% so với dịp tết 2023) và nguồn vận động ngoài ngân sách hơn 400 tỷ đồng; xây dựng và sửa chữa 26 căn nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết; cấp 18.803 thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo và cận nghèo...
Tỉnh tiếp tục tập trung chỉ đạo, có nhiều giải pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc cho DN. Trong 6 tháng đầu năm, có 3.292 DN đăng ký thành lập mới, tăng 15,4% so cùng kỳ; số DN quay trở lại hoạt động khá tích cực, tăng so với cùng kỳ.
Tình hình sản xuất, kinh doanh tương đối ốn định, các DN có nhu cầu tuyển dụng lao động với số lượng lớn. Trong 6 tháng, 3.210 DN có nhu cầu tuyển dụng 40.854 lao động...
Chất lượng đào tạo, trình độ cán bộ quản lý và giáo viên các cấp học tiếp tục được quan tâm nâng cao; tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình học và học sinh xếp loại khá, giỏi đều tăng so với năm học 2022-2023.
Đặc biệt, Bình Dương được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố liên tiếp 2 năm liền dẫn đầu cả nước về tỷ lệ học sinh trúng tuyển, nhập học vào đại học, cao đẳng với tỷ lệ 80,61% và tặng cờ thi đua có thành tích tiêu biểu xuất sắc, dẫn đầu phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập năm học 2022-2023”.
Tỉnh triển khai các giải pháp cải thiện các tiêu chí giảm điểm hoặc đạt thấp của các bộ chỉ số đo lường năng lực quản lý, phục vụ của cơ quan hành chính năm 2023, kết quả các chỉ số năm 2023 của tỉnh, như Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS) đạt 84,54%, xếp thứ 16/63 tỉnh, thành; Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) đạt 87,64/100 điểm, xếp hạng 24/63 tỉnh, thành phố, tăng 11 bậc (năm 2022 đạt 84,78 điểm, xếp 35/63).
Nhiều giải pháp thực hiện nhiệm vụ
Tuy nhiên, theo báo cáo thẩm tra của HĐND tỉnh tại kỳ họp, mức tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong 6 tháng đầu năm là mức tăng trưởng cao hơn cùng kỳ các năm trước, nhưng chưa đạt chỉ tiêu đề ra.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm 2024 tăng 6,19% so cùng kỳ năm 2023, mặc dù cao hơn cùng kỳ các năm trước nhưng mức tăng trưởng này còn thấp so với cả nước và các tỉnh trong vùng Đông Nam bộ.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong 6 tháng đầu năm 2024 tăng 6,19% so với cùng kỳ năm 2023. Đáng chú ý, trong số 36 chỉ tiêu chủ yếu, đến nay hầu hết các chỉ tiêu đều đạt từ 50% kế hoạch trở lên, trong đó có 11 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch năm. Lĩnh vực đầu tư trong nước đã thu hút được 29.762 tỷ đồng vốn đăng ký kinh doanh, tăng 7,5% so với cùng kỳ; lĩnh vực đầu tư nước ngoài thu hút được 825 triệu đô la Mỹ, đạt 85% so với cùng kỳ. Tiến độ thi công đường Vành đai 3, thủ tục đầu tư đường Vành đai 4, cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Chơn Thành được khẩn trương thực hiện. Công tác cải cách hành chính, chuyển đổi số, Đề án 06 và thành phố thông minh được triển khai hiệu quả; quốc phòng - an ninh được giữ vững... |
Do đó, để đạt mức cao nhất mục tiêu tăng trưởng kinh tế và các mục tiêu, nhiệm vụ khác theo nghị quyết về kế hoạch phát triển KT-XH năm 2024 mà HĐND tỉnh đã thông qua, theo HĐND tỉnh, trong 6 tháng cuối năm 2024, UBND tỉnh cần phải có sự cố gắng, nỗ lực, có nhiều giải pháp tích cực để thực hiện đạt chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2024 từ 8 - 8,5% mà HĐND tỉnh đã thông qua.
Ông Nguyễn Lộc Hà cho biết để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT-XH, quốc phòng - an ninh năm 2024, UBND tỉnh tiếp tục triển khai kế hoạch thực hiện các nghị quyết của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và Ban Thường vụ Tỉnh ủy; nắm chắc tình hình, phân tích, dự báo, xây dựng kịch bản tăng trưởng kinh tế quý III và cả năm 2024 để có giải pháp phù hợp, thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng kinh tế.
UBND tỉnh tổ chức tiếp xúc, làm việc trực tiếp với từng hiệp hội, DN, từng dự án để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc; đẩy nhanh tiến độ mở rộng các khu công nghiệp và đầu tư mới các cụm công nghiệp theo quy hoạch; xây dựng tiêu chí phát triển công nghiệp sinh thái, công nghệ cao; hoàn thiện chính sách di dời DN từ các địa phương phía nam lên các khu, cụm công nghiệp ở các địa phương phía bắc...
Cùng với đó, UBND tỉnh khẩn trương hoàn thiện Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trình Thủ tướng phê duyệt và tổ chức hội nghị công bố quy hoạch; triển khai các nhiệm vụ tại Quyết định số 370/ QĐ-TTg ngày 4-5-2024 về việc phê duyệt Quy hoạch vùng Đông Nam bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; tập trung giải quyết những vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công, quyết liệt đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 13, đường tạo lực Bắc Tân Uyên - Phú Giáo - Bàu Bàng; hoàn tất công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng đường Vành đai 3, khởi công đường Vành đai 4, đường cao tốc TP.Hồ Chí Minh - Chơn Thành; đồng thời khẩn trương hoàn thành Đồ án khai thác quỹ đất, tạo nguồn thu từ đất phục vụ phát triển KT-XH của tỉnh giai đoạn 2024-2025 và định hướng đến năm 2030...
ĐỖ TRỌNG - MINH TUẤN