Cải cách hợp lòng dân
Ông là Chủ tịch Ủy ban An ninh Quốc gia (KGB) giai đoạn 1967-1982. Ngày 12/11/1982,ândunglãnhđạoLiênXôkhiếnchiếnlượcgiaMỹngảmũkínhphụnhận định bologna ở tuổi 68, ông được bầu làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô và giữ cương vụ này tới năm 1984.
Chân dung Andropov |
Trong bài “Học thuyết Mác và một số vấn đề về chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô”, Andropov đã đề ra các quan điểm của mình đối với nền kinh tế Xô viết như sau:
Đòi hỏi phải tiết kiệm, sử dụng hợp lý nguồn vật tư, tài chính, lao động; Cần thiết phải đảm bảo chuẩn mực kinh tế; Nâng cao hiệu suất lao động, hiệu suất kinh tế nói chung; Cần phải tạo ra không gian rộng lớn cho những lực lượng sáng tạo khổng lồ luôn có sẳn trong nền kinh tế, phải tránh xa mọi mưu toan điều hành kinh tế với sự hỗ trợ của các phương pháp xa lạ đối với nó; Không được phép để sự nghiệp bị dang dở, những gì đã được quyết định, cần phải được thực hiện; Phương hướng phát triển kinh tế quan trọng nhất là thoả mãn nhu cầu của xã hội nói chung.
Mục đích cuối cùng của việc nâng cao hiệu suất sản xuất – là nâng cao phúc lợi cho người lao động; Hoàn thiện quan hệ phân phối; Trong khi củng cố trật tự và kỷ luật, không được sử dụng các biện pháp hành chính đơn thuần; Phải nghiên cứu một cách nghiêm túc kinh tế chính trị của chủ nghĩa xã hội như những nguồn lực lao động trong nước căng thẳng, tình hình dân số phức tạp đang là đòi hỏi cấp bách; Chỉ có tiến bộ kinh tế và nâng cao của cải xã hội của đât nước mới có thể làm cơ sở cho việc dân chủ hoá xã hội tiếp theo.
Chính nhờ cách nhìn nhận này của Andropov nên Liên Xô đã đạt mức tăng trưởng ấn tượng: Sản xuất công nghiệp tăng 4,7%, sản xuất nông nghiệp tăng 5%, năng suất lao động tăng 3,9%. Về khách quan có thể nói thêm rằng trong những năm cầm quyền của Andropov, Liên Xô đã thu được khoảng 20 – 30 tỷ USD từ việc bán dầu và khí đốt ra nước ngoài.
Bên cạnh đó, Andropov đấu tranh rất mạnh mẽ với tệ tham nhũng và nạn biển thủ tài sản của Nhà nước. Tháng 12/1982, ông đã bắt đầu một chiến dịch nhằm chặn đứng nạn tham nhũng tại vùng Trung Á, tại Bắc Kakaz và Ngoại Kakaz. Andropov đã ủy quyền cho Uỷ ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô kiểm tra tài sản của các cán bộ một cách kiên quyết và bất ngờ.
Đồng thời, với sáng kiến cá nhân của Andropov một chiến dịch toàn Liên bang nhằm củng cố kỷ luật lao động và đấu tranh với nạn say rượu tại nơi sản xuất đã bắt đầu được triển khai. Việc chống uống rượu của Andropov được mọi tầng lớp nhân dân ủng hộ, vì nó không ngăn cấm việc uống rượu sau khi đã về nhà.
Từ năm 1982 – 1983, chính sách dân tộc của chính quyền Andropov đã khiến cho dòng người Do Thái di dân về Israel giảm đáng kể. Andropov cũng cho phép có sự tự do hơn về thông tin, bãi bỏ những chuyên mục thông tin, những cuộc hội họp mang tính hình thức nhưng lại kiểm soát mạnh mẽ về nội dung các thông tin được xuất bản.
Mặc dù là người có quan điểm mới trên nhiều vấn đề, song Andropov không thay đổi tư tưởng trong hoạt động của Đảng và Nhà nước mang tính nguyên tắc. Anatoly Lukyanov, Chủ tịch Xô viết Tối cao Liên Xô (1988 -1990) đã viết về Andropov như sau: “Yuri Vladimirovich là người bảo vệ cương quyết chủ nghĩa Mác – Lênin”.
Sau khi Liên Xô tan rã, các học giả đã đánh giá Andropov rất cao. Họ cho rằng Andropov đã đi tới một cuộc cải cách “chậm rãi, có suy nghĩ, trong khi cân nhắc những rủi ro”.
Chẳng hạn, một vị tướng KGB đã viết trong hồi ký của mình sau khi Liên Xô tan rã rằng: “Số phận của nhà nước ta sẽ tiến triển ra sao nếu Yuri Vladimirovich sống thêm khoảng 5 - 7 năm nữa? Một cựu binh KGB và đảng viên lão thành bất kỳ, không một giây suy nghĩ, cũng có trả lời khẳng định được điều này”.
Đối ngoại linh hoạt
Về mặt đối ngoại, Andropov đã nhấn mạnh cần phải dành sự quan tâm đặc biệt cho sự bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, điều đã gây chia rẽ to lớn trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế. Ông cũng tiến hành các cuộc gặp gỡ với các nước Ấn Độ, Cộng hoà Liên bang Đức, Pakistan, những nuớc được Andropov ưu tiên để thảo luận về các vấn đề mang tính lợi ích của Liên Xô.
Đặc biệt, Andropov cũng đã thoả thuận điều kiện với chính quyền nhân dân Afganistan rằng Liên Xô sẽ rút quân ra khỏi Afganistan. Tuy nhiên, cho đến lúc mất (9/2/1984), Andropov vẫn xem việc quân đội Liên Xô ở lại Afganistan là cần thiết, vừa bảo vệ được chính quyền cách mạng ở đây, vừa bảo vệ được các nước Cộng hoà Trung Á của mình trước sự đe doạ của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan.
Mối quan hệ Xô - Mỹ bắt đầu bị xấu đi nhanh chóng vào tháng 3/1983, khi Tổng thống Mỹ Ronald Reagan gọi Liên Xô là “đế quốc ma quỷ” và đề ra kế hoạch “Chiến tranh giữa các vì sao” (SDI) với chi phí 26 tỷ USD trong vòng 5 năm.
Andropov (Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô) và Reagan (Tổng thống Mỹ) trở thành Nhân vật của năm 1983 do tạp chí Time bình chọn |
Về điều này, Andropov đã tỏ thái độ cứng rắn rõ ràng. Ông đã phát biểu tại Cộng hoà Dân chủ Đức như sau: “Mỹ đang tìm cách can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ các quốc gia khác, ràng buộc họ vào lối sống kiểu Mỹ, mà thực chất – là mong đạt được sự thống trị thế giới... ” . Để đối phó âm mưu của Mỹ, Liên Xô tăng cường ngân sách quân sự và triển khai tên lửa tầm trung ở Đông Âu và lãnh thổ châu Á của Liên Xô.
Zbigniew Brezezinki, một chiến lược gia của Mỹ, một người theo chủ nghĩa chống cộng điên cuồng cũng đã nhận xét chính sách đối ngoại của Andropov rằng: “Tôi không có ý định trở thành một thành viên – sáng lập ra một xã hội tôn kính Yuri Andropov mà có cảm giác đã hình thành trong các nhóm xã hội nhất định. Song những gì mà Andropov cố gắng làm trong mối quan hệ tam giác Bắc Kinh – Moscow – Washington có ý nghĩa đặc biệt. Với lòng dũng cảm vĩ đại nhất để thực hiện… dự án chiến lược ông khao khát bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc, bằng cách đó làm giảm căng thẳng ở biên giới Liên Xô và tiếp tục ve vãn Tây Âu, cũng bằng cách này cô lập Mỹ” .
Nguyễn Văn Toàn