Sốc vì trượt cùng lúc 4 môn Ngô Tấn Hoàng Khoa vốn là cựu học sinh Trường THPT Nguyễn Khuyến,áchkhoalầnđạtđiểmTOEICtuyệtđốwolves đấu với liverpool một ngôi trường công lập bình thường ở TP.HCM. Sau nhiều cân nhắc Khoa quyết định chọn Trường ĐH Bách khoa TP.HCM nhưng gặp không ít cú sốc.
“Em nghĩ việc thi cử tại trường không khó như lời đồn, nhưng thực tế em đã sai và kỳ học đầu tiên bị rớt tận 4 môn. Đó là một cú sốc lớn với em”- Khoa nhớ lại. Sau nhiều lần rớt môn, Khoa nghĩ nguyên nhân một phần do tâm lý xả hơi sau 3 năm phổ thông và những tân sinh viên như Khoa chưa có cách học. Rút kinh nghiệm và tham khảo các anh chị khoá trước, Hoàng Khoa điều chỉnh cách học. Cậu tham gia học nhóm nhiều hơn bằng cách tìm kiếm các bạn có cùng mục đích học tập để hỗ trợ cho nhau. Từ học nhóm, Hoàng Khoa trả nợ các môn với điểm cao và đạt điểm cao các môn khác. Điều đặc biệt, khi đang học năm 4, Hoàng Khoa trúng tuyển làm thợ máy cho một hãng hàng không nổi tiếng. Công việc đến với Khoa vào thời điểm cậu khá buồn vì dịch Covid-19 làm mất 1 suất trao đổi sinh viên quốc tế ở nước ngoài. Lướt facebook và nhận thấy hãng hàng không này đang tuyển vị trí fresh mechanic (thợ máy mới tốt nghiệp), cậu mạnh dạn đăng ký rồi vượt qua các vòng hồ sơ, thi tuyển và cuối cùng phỏng vấn với lãnh đạo. Bật mí kinh nghiệm xin việc này, Khoa kể ngành học không phải chuyên về hàng không nhưng cần có một bản CV rõ ràng, bày tỏ cho nhà tuyển dụng thấy mong muốn của mình, các kĩ năng mềm và hoạt động để qua vòng hồ sơ. Khoa cũng vượt qua vòng thi tuyển kiểm tra kiến thức về khoa học, hàng không và tiếng Anh. Cuối cùng là chinh phục vòng phỏng vấn với lãnh đạo để được nhận làm việc với vị trí thợ máy mới tốt nghiệp, trực tiếp tham gia vào hoạt động bảo trì, bảo dưỡng đội tàu bay của hãng với mức lương khá hậu hĩnh. Hiện tại Hoàng Khoa đang làm đồ án tốt nghiệp nên đã chủ động xin nghỉ công việc này từ tháng 5. Tiến sĩ Hà Anh Tùng, Chủ nhiệm bộ môn Công nghệ nhiệt lạnh, Khoa Cơ khí, Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, chia sẻ Ngô Tấn Hoàng Khoa là một sinh viên đặc biệt, khi 3 lần thi TOEIC đều đạt tuyệt đối 990/990 điểm. Khoa cũng được 1 trường ĐH ở Hàn Quốc cấp học bổng thạc sĩ và nhiều lần nhận học bổng của các công ty lớn.
Điều thú vị nhất theo TS Anh Tùng, Hoàng Khoa không nằm trong top sinh viên học giỏi của ngành nhưng vô cùng năng động, hết lòng với bạn bè và khi đã làm gì thì chú tâm, cố gắng 100%. “Cậu ấy là một người khiêm tốn, không khoe khoang. Cậu ấy còn kèm thêm tiếng Anh cho một số bạn trong lớp để ôn thi TOEIC và các bạn này đều có tiến bộ. Ngoài ra còn là thành viên chủ chốt của CLB tiếng Anh ngành Kỹ thuật Nhiệt "HREnglish Club"…là cầu nối giúp bộ môn rất nhiều trong các hoạt động cho sinh viên ngành Kỹ thuật nhiệt”- TS Anh Tùng nói. Theo TS Anh Tùng, “như vậy để thấy kiến thức chỉ chiếm một phần nhỏ trong thành công còn thái độ kỹ năng mới là yếu tố tạo sự khác biệt”. Bí quyết ba lần đạt tuyệt đối 990 TOEIC Trong ba lần thi TOEIC, Ngô Tấn Hoàng Khoa đều đạt điểm tuyệt đối 990/990. Khoa được vinh danh là “đại sứ TOEIC Việt Nam 2021”. Nam sinh kể vào đại học chỉ đặt nguyện vọng thi TOEIC điểm cao để thuận lợi tham gia các chương trình trao đổi tại trường và dễ xin việc. Tuy nhiên trải qua những tháng ngày học tập nghiêm túc, đặc biệt là cách học các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, Khoa đã chinh phục môn học khó nhằn nhất với sinh viên kỹ thuật. Chia sẻ cách học, Khoa kể với kỹ năng đọc, cậu thường xuyên theo dõi các trang tin tức nước ngoài trên facebook, đọc báo Việt Nam có bản tiếng Anh, sau đó kiểm chứng lại bằng bài viết tiếng Việt của báo này. Từ đó Khoa nắm các loại từ vựng và các cấu trúc ngữ pháp. Khoa cũng có sở thích đọc tìm hiểu cái mới và nơi yêu thích chính nhất là Bách khoa toàn thư mở wikipedia. Cậu lên trang này đọc các bài về những sự kiện cũng như những thứ mới mẻ bằng tiếng Anh. Gặp từ mới nào cậu tra từ điển để hiểu.
Ở kỹ năng viết, nhờ đọc các bài báo tiếng Anh, Khoa hình dung về cách hành văn và ngữ pháp, cũng như các từ vựng thông dụng cho từng chủ đề. Để tập viết, ban đầu Khoa thử viết ở dạng tiếng Việt rồi phiên qua tiếng Anh. “Em đã làm như thế và dần dần thấy tự tin trong việc viết ở dạng tiếng Anh từ ban đầu” – Khoa kể. Riêng với kỹ năng nghe, Khoa bật mí thường xem phim nước ngoài và chơi game. Các nhân vật trong phim hay games đọc tiếng Anh giúp Khoa được nghe nhiều chất giọng khác nhau, vì vậy khi gặp các bài thi Khoa không lạ lẫm lắm. Kỹ năng nói của cũng được Khoa “luyện” từ việc việc xem phim và chơi game. Nhân vật nói thế nào Khoa sẽ nói lại y chang vậy. Với Hoàng Khoa đây là cách học khá hay, mọi người có thể thử và sẽ đạt được điều bất ngờ. Về định kiến sinh viên kỹ thuật thường yếu ngoại ngữ, Khoa nhìn nhận là có cơ sở do các sinh viên giỏi ngoại ngữ thường chọn các ngành kinh tế, ngôn ngữ. Sinh viên kỹ thuật chuyên các môn tự nhiên, nhưng hiện nay đang dần đổi thay khi các ngành kỹ thuật tạo sự thu hút các sinh viên giỏi ngoại ngữ. Nếu giỏi ngoại ngữ khi học các trường kĩ thuật sẽ dễ dàng tiếp cận các bài giảng tiếng Anh, thuận lợi khi xin việc do thị trường đang cần các kĩ sư, nhân viên kĩ thuật giỏi ngoại ngữ. Nữ sinh đạt điểm số cao kỷ lục 'Đường lên đỉnh Olympia'Không chỉ chạm số điểm kỷ lục ở phần thi Khởi động, Đỗ Hồng Liên (Trường THPT Mê Linh - Hà Nội) còn trở thành thí sinh nữ có điểm số cao nhất lịch sử 21 năm chương trình 'Đường lên đỉnh Olympia'. |