Thu về 4 tỷ USD, cà phê Việt chuyển sang chặng đường tăng trưởng xanh_pháp league 1

 人参与 | 时间:2025-01-28 16:10:50

TheềtỷUSDcàphêViệtchuyểnsangchặngđườngtăngtrưởpháp league 1o số liệu của Tổ chức Cà phê Quốc tế, Việt Nam là quốc gia đứng thứ hai thế giới về thị phần xuất khẩu cà phê (giai đoạn tháng 2/2021-1/2022), chỉ xếp sau Brazil. Nước ta cũng đứng đầu thế giới về năng suất trồng cà phê khi đạt 2,4 tấn/ha.

Năm 2022, kim ngạch xuất khẩu cà phê đạt 4 tỷ USD, tăng 32% so với năm 2021. Còn trong 9 tháng năm nay, mặt hàng này giúp nước ta thu về gần 3,13 tỷ USD, tăng nhẹ 0,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ở Việt Nam, trồng cà phê trở thành sinh kế của 1,2 triệu hộ nông dân. Nhờ loại cây trồng này, nông dân ở nhiều vùng sản xuất có thể thoát nghèo, vươn lên làm giàu, trở thành tỷ phú.

Song, đứng trước những thách thức từ thị trường, biến đổi khí hậu, Quy định chống phá rừng châu Âu (EUDR) của Ủy ban châu Âu ban hành,… ngành cà phê Việt đang dần chuyển sang chặng đường tăng trưởng xanh, minh bạch, trách nhiệm hướng tới tăng sức cạnh tranh trên thị trường thế giới.

ca-phe.jpg
Ngành cà phê Việt Nam đang chuyển sang chặng đường tăng trưởng xanh 

Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ NN-PTNT), nhìn nhận, với quy định EUDR của EU, chúng ta không còn cách nào khác là thực hiện nghiêm yêu cầu của họ. Bởi, châu Âu mỗi năm nhập khẩu hơn 60% sản lượng của Việt Nam.

Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội cho cà phê Việt. Nếu làm tốt sẽ tiến tới sản xuất xanh, bền vững, đồng thời sản phẩm của Việt Nam sẽ có sức cạnh tranh rất lớn tại EU so với mặt hàng cùng loại từ các quốc gia chưa thích ứng được với EUDR. 

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết, chủ trương của Chính phủ Việt Nam trong chuyển đổi nông nghiệp sang hướng sinh thái, xanh và bền vững. Việt Nam coi đây không chỉ là việc thực hiện các cam kết quốc tế, mà còn là để tạo ra những giá trị mới cho phát triển nông nghiệp đi kèm với bảo vệ và phát triển môi trường bền vững, gìn giữ tài nguyên cho thế hệ tương lai, đóng góp cho phát triển bền vững toàn cầu.

Bộ trưởng cũng nêu rõ cam kết của Chính phủ Việt Nam trong phát triển ngành nông nghiệp minh bạch - trách nhiệm - bền vững khi Việt Nam đã trở thành nhà cung ứng lương thực thực phẩm lớn trên thế giới.

Với EUDR, Bộ trưởng Lê Minh Hoan khẳng định việc tuân thủ quy định này không chỉ là để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu các mặt hàng cà phê vào thị trường EU, mà đây là cơ hội phát triển ngành nông nghiệp Việt Nam theo định hướng chiến lược của ngành là minh bạch, trách nhiệm, bền vững và tăng trưởng xanh. 

Không chỉ thích ứng với EUDR, Bộ NN-PTNT cũng như các địa phương đã ban hành các quy trình kỹ thuật về canh tác, tái canh, chế biến đồng thời hướng dẫn các địa phương áp dụng theo các tiêu chuẩn chứng nhận. Theo đó, chứng nhận trong sản xuất cà phê là tiêu chí trọng yếu trong sản xuất cà phê chất lượng cao, cà phê đặc sản của Việt Nam để từ đó nâng cao chuỗi giá trị trong sản xuất sản phẩm cà phê.

Thống kê của Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), tính đến năm 2022, có khoảng 26,14% diện tích cà phê của Việt Nam được cấp các chứng nhận trong sản xuất cà phê tiêu chuẩn và bền vững gồm: 4C UTZ Certified, VietGAP, Organic, Rainforest Alliance, FLO, GlobalGAP, FairTrade và HACCP.

Trong đó, Đắk Lắk đang có 45.674ha cà phê được áp dụng quy trình sản xuất bền vững có chứng nhận. Tại Gia Lai ngoài 36.620ha cà phê sản xuất theo các tiêu chuẩn chứng nhận, tỉnh còn có trên 12.069ha cà phê ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước...

Quảng Trị cũng thực hiện dự án 'Cà phê nông lâm kết hợp' ở huyện Hướng Hóa. Thông qua mô hình cà phê nông lâm kết hợp bền vững, chất lượng cao, công bằng và thân thiện với rừng, dự án được kỳ vọng sẽ giúp cải thiện sinh kế cho các hộ sản xuất cà phê quy mô nhỏ ở huyện; góp phần giảm thiểu tính dễ bị tổn thương và quản lý hiệu quả diện tích rừng tự nhiên.

Đặc biệt, việc chuyển đổi sang mô hình nông lâm kết hợp hữu cơ sẽ hỗ trợ cho kế hoạch thích ứng quốc gia của Việt Nam. Lượng các bon hấp thụ được có thể giúp Việt Nam đáp ứng các đóng góp do quốc gia tự quyết định nhằm giảm 9% phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường.

Đầu năm nay, 3 dự án sản xuất cà phê phát thải thấp được khởi động Tây Nguyên. Theo đó, hơn 48.000 nông dân sẽ được nâng cao năng lực sản xuất, đa dạng hóa cây trồng, tiếp thu và thực hành các biện pháp sản xuất bền vững. Từ đó, cải thiện điều kiện vườn trồng, bảo tồn tài nguyên đất và nước, và cải thiện thu nhập.

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, xu thế tiêu dùng thực phẩm, ăn uống ngày nay được gói gọn trong ba chữ: sức khoẻ, vui vẻ, hoà hợp. Nếu một ly cà phê hội tụ đủ những yếu tố này thì ngành cà phê còn nhiều dư địa để phát triển. Giá trị của hạt cà phê Việt Nam sẽ tăng cao, đồng thời tăng sức cạnh tranh của mặt hàng này trên “sân chơi” toàn cầu.

Cà phê Việt Nam 'cháy hàng' xuất khẩu dù giá lên cao kỷ lụcTrong tháng 8 giá xuất khẩu cà phê cao kỷ lục 3.054 USD/tấn, tại thị trường nội địa mặt hàng này cũng lập đỉnh lịch sử về giá. Doanh nghiệp cho biết, chưa bao giờ ngành cà phê rơi vào tình trạng không còn hàng để bán như hiện nay. 顶: 19547踩: 47