Từ nhỏ đã bươn chải kiếm sống trong sự thiếu thốn tình thương của gia đình,ườibảytuổimẹcủachíkết quả bóng đá tunisia Nga rất hiểu thế nào là tình mẫu tử, nên anh chị nào gặp khó khăn là Nga nhận nuôi con hết, dù vất vả đến đâu cũng cố dạy dỗ cho chúng nên người.
Gặp Nga tại nhà riêng nằm sâu trong một con hẻm trên đường Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh, TP.HCM vào một sáng chủ nhật, thấy chị đang quây quần trong gian bếp cùng với đàn “con” chín đứa cùng các cháu nội, ngoại. Tất cả chín đứa con không do chị sinh ra, nhưng có công nuôi nấng và dựng vợ gả chồng. Chị nói vui: “Buồn cười nhất là đám cưới của con mà ba má tụi nó lại là khách mời!”.
Hồ Thị Huyền Nga sinh ra đúng hai tuần lễ trước ngày 30-4-1975, là con út trong gia đình có mười anh chị em. Cha chị là người Việt gốc Hoa, còn mẹ lại gốc Mã Lai. Sài Gòn sau giải phóng đã cuốn gia đình chị sang một khúc quanh đầy trắc trở.
Năm 1978, người anh trai lớn của Nga vào bộ đội, sang chiến trường K, rồi công tác ở bệnh viện quân y tiền phương 7E. Năm 1982, người anh về mang cả nhà sang định cư ở chợ Siem Reap. Mẹ chị hàng ngày làm bánh bông lan bán ngoài chợ. Những thành viên khác, mỗi người kiếm sống một cách khác nhau.
Người anh thứ sáu của Nga bị tật nhưng có ngón đàn rất hay nên ở lại Sài Gòn làm thầy dạy đàn, cùng với cô em gái út. Năm 1989, quân tình nguyện Việt Nam về nước. Gia đình Nga về lại TP.HCM, sum họp trong căn nhà nhỏ chỉ 24m2 trên đường Ngô Tất Tố, Bình Thạnh. Túng quá, người chị thứ bảy gom góp vốn liếng mở lò bánh mì. Mấy chị em gái thay phiên nhau một buổi đi bán bánh, một buổi đi học, rồi nhận thêm vịt quay, làm trà đá bán ở bến xe Văn Thánh. “Cứ vậy, cha mẹ anh em đùm bọc nhau. Cuộc đời tưởng vậy là yên, không ngờ trời không chiều lòng người”, chị thảng thốt nhớ lại.
Chị Huyền Nga (thứ hai từ trái) và đàn con, cháu quây quần trong bếp chuẩn bị bữa ăn cho đại gia đình ngày chủ nhật
“Không hiểu sao mấy anh chị của Nga nhiều người không hạnh phúc”, chị tâm sự. Chị Bảy li dị chồng, bỏ ra Vũng Tàu làm ăn, để lại cho Nga đứa con trai tên Nguyễn Thành Nhân lúc đó mới bốn tuổi đầu. Anh Hai lấy vợ ra cây số 67 ở Long Thành vất vả mưu sinh, cũng gởi lại con trai là Hồ Thanh Triều. Anh Tư bị vợ bỏ để lại hai con gái, nửa đêm thèm hơi mẹ, hai đứa nhỏ ôm mền qua ngủ với cô Nga. Người chị thứ mười khá hơn, có hai sạp quần áo nhưng rồi chồng mê cờ bạc, nghiện ngập, chị đâm ra tâm thần, cũng đem con gái mới ba tuổi về ở với dì Nga. Năm 1992, mới 17 tuổi đầu, không dự định nhưng do tình ruột thịt mà chị đã cưu mang tổng cộng chín đứa con của các anh chị.
“Lúc bấy giờ, Nga đâu có biết gì là “máu chảy ruột mềm”, chỉ thấy tụi nhỏ quyến luyến mình, một phần cũng thương các anh chị khổ quá nên nhận hết. Một bạn gái hơn Nga mấy tuổi có cơ sở làm ăn ở Hong Kong kêu qua đó giúp cho cơ hội phát triển. “Nhưng gần chục đứa cháu nheo nhóc, sao bỏ được”, chị kể. Sáng đi học (bây giờ là trường THPT Thạnh Mỹ Tây), chiều buôn bán ở bến xe Văn Thánh, tối chị tranh thủ học tiếng Anh. Tìm mọi cách để kiếm tiền, cái gì bán được là bán.
Dạo đó, tàu viễn dương còn neo đậu ở chỗ Hồng Hà (gần đường Nguyễn Hữu Cảnh ngày nay). Một hai giờ khuya Nga trốn mẹ ra dùng vốn tiếng Anh ít ỏi của mình đổi tiền đô mua đồ điện máy để bán lại. Rồi thuỷ thủ nước ngoài cần hàng gì thì chị nhận mua giùm họ để hưởng hoa hồng. “Nhớ lúc đó, mua của một người thuỷ thủ năm cái đồng hồ Citizen giá 170 USD/cái, đạp xe ra Huỳnh Thúc Kháng bán lại được 300 USD/cái. Khoảng ba năm thì cơ sở Hồng Hà giải toả, Nga đã tích luỹ được món tiền kha khá làm vốn buôn bán”.
Nói về giai đoạn mưu sinh vất vả ấy, Nga tâm sự: làm ăn ngoài luồng với thuỷ thủ nước ngoài rất rủi ro, sơ sẩy là bị quản lý thị trường bắt như chơi, nhưng lúc đó vì cuộc sống, vì đám cháu nhỏ thôi thúc mà làm liều vậy. Được cái là tất cả mấy đứa đều yêu thương nhau và rất nghe lời Nga. Không ai bắt nhưng tất cả đều gọi chị bằng mẹ. Chín anh em chưa khi nào có tiếng “mày tao”, dù có lúc ngày đói ăn, tối ngủ chen chúc như xếp cá mòi.
Nga kể, suốt chừng ấy năm, chỉ một lần duy nhất chị đánh cháu dữ dội: đó là lần thằng Nhân con chị Bảy bỏ nhà đi suốt một ngày đêm chơi trò chơi điện tử làm ông bà ngoại đi kiếm khắp nơi. Vậy mà giờ Nhân đã là sinh viên đại học Hàng hải. Yến Thanh, đứa cháu gái con người chị bị tâm thần, có dạo buồn đời suốt ngày ngồi uống bia hơi, phát phì đến 78kg. Nga đưa nó vô viện thẩm mỹ, bỏ ra 1.000 USD “tân trang” lại, bắt học thể dục nhịp điệu... Sau sáu tháng, Yến Thanh hoàn toàn thay đổi, ra giúp mẹ Nga buôn bán, học tiếng Anh, rồi quen một kỹ sư người Hà Lan, lấy chồng xuất ngoại.
Chín đứa con của “mẹ Nga” nhiều người đã có vợ, có chồng. Tất cả đều đang đi học hoặc đang có việc làm ăn ổn định. Tuy không ai giàu có gì nhưng đều thương yêu nhau. Các anh chị của Nga thỉnh thoảng về chơi, đại gia đình lại sum họp, đi hát karaoke, ăn uống. “Các cháu ra riêng, chị có thấy buồn?” - “Cứ hỏi tụi nhỏ thì biết, chúng quen khẩu vị của mẹ Nga từ nhỏ, giờ đi đâu về nhà cũng thấy cơm nhà mình ngon nhất”.
Chị lại kể, có lần thằng Nhân về thăm mẹ (chị Bảy), chê cơm mẹ nấu “không ngon bằng cơm mẹ Nga”. Lần đó, chị Bảy giận đổ hết mâm cơm!
Mải lo cho gia đình lớn nên chị Nga quên lo cho tổ ấm riêng của mình. Lập gia đình năm 2000, nhưng đến gần đây Nga mới có con trai đầu lòng. Chồng chị là một giảng viên người Đức dạy kinh tế học tại Munich (CHLB Đức). Hồi mới cưới, ông muốn đưa chị sang Đức học ngành quản trị kinh doanh, nhưng mới được sáu tháng Nga đòi hồi hương vì không thể rời xa đại gia đình.
Hồ Thị Huyền Nga giờ đã là giám đốc một công ty dịch vụ với đội xe du lịch hơn 20 chiếc. Chị tự nhận chưa phải là người phụ nữ thành đạt, nhưng cảm thấy rất hạnh phúc vì có những người thân để thương yêu và được yêu thương. “Không ai gây ra điều gì khiến mình cảm thấy buồn. Công việc đôi khi khó khăn, nhưng so với thời trước thì ngày nay đâu có nghĩa lý gì”, chị nói.
(Theo Dân Trí)