Người dân huyện Bắc Tân Uyên phát biểu ý kiến tại Diễn đàn “Ngành công an lắng nghe ý kiến nhân dân”. Ảnh: CAO SƠN
Tăng cường đối thoại,ácđịaphươngthựchiệntốthộinghịđốithoạivớinhândâtỷ số inter turku lắng nghe dân
Thời gian qua, UBND TP.Thuận An tổ chức được 2 cuộc đối thoại với 240 lượt người dự, có 37 lượt ý kiến phát biểu. Tại các buổi đối thoại, lãnh đạo TP.Thuận An đã lắng nghe người dân phát biểu ý kiến, kiến nghị liên quan đến lĩnh vực đất đai, cấp phép xây dựng, đăng ký kinh doanh, các vấn đề trật tự an toàn xã hội (TTATXH). Tại 10 xã, phường trên địa bàn TP.Thuận An cũng đã tổ chức 27 cuộc đối thoại với 2.905 lượt người dân tham dự.
Từ thực tiễn việc tổ chức đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân, các địa phương đã rút ra một số kinh nghiệm như: Cần tiếp tục tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu về bản chất, mục đích, ý nghĩa của hội nghị đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với nhân dân. Trước mỗi kỳ tổ chức hội nghị đối thoại, cần đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền để thu hút đông đảo nhân dân tham gia hội nghị. Một trong những yếu tố quan trọng làm nên thành công của các cuộc đối thoại là đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong thực thi nhiệm vụ được giao. Cùng với đó là phát huy quyền làm chủ của nhân dân. |
Ông Nguyễn Thanh Tâm, Chủ tịch UBND TP.Thuận An cho biết, thông qua hội nghị đối thoại, người dân rất phấn khởi, dư luận đồng tình cao trong việc tổ chức đối thoại trực tiếp giữa người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền với nhân dân tại địa phương. Hội nghị đối thoại là dịp để nhân dân được phát biểu ý kiến, kiến nghị và bày tỏ tâm tư, nguyện vọng của mình với người đứng đầu cấp ủy, chính quyền. Thông qua các cuộc đối thoại, nhân dân được cung cấp các thông tin về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của địa phương, hiểu rõ và nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn về tình hình của địa phương đang sinh sống.
Tại TP.Dĩ An, TX.Bến Cát, việc đối thoại giữa người đứng đầu cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp với nhân dân cũng được tổ chức thường xuyên theo kế hoạch từng năm, từng quý. Cụ thể, TP.Dĩ An đã ghi nhận hàng trăm ý kiến, kiến nghị của cán bộ và nhân dân thông qua các hội nghị đối thoại. Trong đó, có những vấn đề người dân chưa nhận thức đúng, chưa đồng thuận, những nguyện vọng, mong muốn của dân về những vấn đề phát sinh trong phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Còn tại TX.Bến Cát đã tổ chức nhiều buổi đối thoại lắng nghe dân. Mới đây nhất là buổi đối thoại giữa lãnh đạo UBND TX.Bến Cát tại UBND phường Mỹ Phước về chủ đề xây dựng chính quyền thân thiện, phục vụ nhân dân; cải tiến lề lối làm việc, tăng cường mối quan hệ, tạo sự gần gũi giữa các cấp chính quyền, các ban ngành, đoàn thể với nhân dân trên địa bàn.
Hiệu quả của đối thoại
Điểm nổi bật trong việc tổ chức đối thoại tại các địa phương như TP.Thuận An, TP.Dĩ An, TX.Bến Cát, huyện Bắc Tân Uyên... là đã tạo được sự gần gũi giữa lãnh đạo với nhân dân, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, giúp người đứng đầu cấp ủy, chính quyền nắm và hiểu rõ hơn tình hình, đời sống, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. Bà Ngô Ngọc Điệp, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Dĩ An, cho biết hiệu quả của công tác đối thoại và các mô hình “Lắng nghe ý kiến nhân dân” trên địa bàn TP.Dĩ An đã mang lại nhiều kết quả đáng ghi nhận, nhất là giúp chính quyền các cấp nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân để từ đó tiếp tục đề ra giải pháp góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, giữ vững TTATXH trên địa bàn, góp phần củng cố niềm tin của nhân dân với Đảng, hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã của địa phương.
Chia sẻ vấn đề này, ông Nguyễn Thanh Tâm, Chủ tịch UBND TP.Thuận An, cho biết để hội nghị đối thoại thành công, hiệu quả, thời gian qua, trước khi chuẩn bị hội nghị đối thoại, UBND TP.Thuận An đã quán triệt tốt công tác chuẩn bị tổ chức; thực hiện, phân công trách nhiệm cụ thể và sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, đoàn thể có liên quan. Chủ đề của buổi đối thoại với nhân dân được lựa chọn phù hợp, phản ánh đúng vấn đề người dân quan tâm, nhất là lĩnh vực TTATXH, cải cách hành chính. “Hiệu quả trong tổ chức đối thoại ở TP.Thuận An là các buổi đối thoại được thực hiện trong không khí dân chủ, thẳng thắn. Các ý kiến trao đổi, phản ánh của người dân đều được đoàn chủ tọa lắng nghe, tôn trọng, tiếp thu và giải trình những nội dung thuộc thẩm quyền, những nội dung cần xác minh làm rõ hoặc không thuộc thẩm quyền đều được tiếp thu, ghi nhận để xác minh hoặc chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết”, ông Tâm cho biết.
Theo ghi nhận chung, thành công qua các hội nghị đối thoại là cấp ủy, chính quyền các cấp, nắm bắt được thông tin dân cần gì, đồng thời kịp thời chỉ đạo để chấn chỉnh, sửa đổi những hạn chế, thiếu sót, giúp cán bộ, công chức luôn có thái độ làm việc nghiêm túc, cầu thị và lắng nghe dân. Ngược lại, người dân nhận được thông tin các vấn đề quan trọng của địa phương. Qua hội nghị đối thoại đã góp phần mở rộng dân chủ trong nhân dân, tạo sự đồng thuận cao trong xã hội; khoảng cách giữa chính quyền và người dân được rút ngắn, người dân và chính quyền gắn bó, cảm thông, hiểu nhau hơn…
Đối thoại là giải pháp hữu hiệu trong giải quyết khiếu nại, tố cáo. Hàng năm căn cứ vào tình hình thực tế, cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh đã xây dựng kế hoạch tổ chức hội nghị đối thoại theo Quy chế số 10-QC/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy. Các hội nghị đối thoại được triển khai đồng bộ, chặt chẽ với sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể để cùng tuyên truyền, giải thích giúp người dân nhận thức đầy đủ, sâu sắc những vấn đề bức xúc, nổi cộm tại địa phương. Hội nghị đối thoại quán triệt mục đích, yêu cầu, nội quy, bảo đảm ngắn gọn, cụ thể, dễ hiểu. Chủ trì hội nghị đánh giá khái quát những vấn đề bức xúc mà nhân dân quan tâm và thông tin tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.