Kiến nghị đánh giá rõ hơn về nguyên nhân phát sinh tội phạm qua các vụ đại án_kèo cá cược cúp c2

  发布时间:2025-01-12 03:19:17   作者:玩站小弟   我要评论
Tin thể thao 24H Kiến nghị đánh giá rõ hơn về nguyên nhân phát sinh tội phạm qua các vụ đại án_kèo cá cược cúp c2。

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 6,ếnnghịđánhgiárõhơnvềnguyênnhânphátsinhtộiphạmquacácvụđạiákèo cá cược cúp c2 sáng 21-11, Quốc hội nghe báo cáo và thảo luận về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2023.

Nhiều sai phạm lớn trong lĩnh vực đất đai, chứng khoán, trái phiếu, ngân hàng

Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong trình bày Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2023 .

Báo cáo trước Quốc hội về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết, trong năm 2023, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan chức năng đã nỗ lực lớn, quyết tâm cao, thực hiện nghiêm túc kết luận của Tổng Bí thư, Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh, có bước tiến mới, quyết liệt, đồng bộ, toàn diện và hiệu quả hơn, để lại dấu ấn tốt, củng cố thêm niềm tin của nhân dân, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2023. 

Tuy nhiên, tình trạng tham nhũng, tiêu cực trên một số lĩnh vực còn diễn biến phức tạp, nghiêm trọng, nổi lên là các sai phạm lớn trong lĩnh vực đất đai, đấu thầu, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, hoạt động ngân hàng, đăng kiểm, y tế... gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng; có sự câu kết, móc nối giữa cán bộ thoái hóa với doanh nghiệp, tổ chức để trục lợi, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Bên cạnh đó, quy định của pháp luật trên một số lĩnh vực còn sơ hở, bất cập, chậm được sửa đổi, bổ sung, nhất là lĩnh vực đất đai, đấu giá, đấu thầu, định giá, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp; công tác tự kiểm tra, phát hiện tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ vẫn chưa nhiều chuyển biến, có ít vụ việc được phát hiện qua tự kiểm tra; vẫn xảy ra các vụ việc tham nhũng, tiêu cực trong cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, gây dư luận không tốt. Công tác giám định, định giá tài sản, cung cấp thông tin, tài liệu trong một số vụ án, vụ việc còn chậm, chất lượng còn hạn chế; thu hồi tài sản mặc dù tăng cao so với giai đoạn trước nhưng giá trị tài sản phải thu hồi còn tồn đọng lớn.

Theo Báo cáo của Chính phủ: “Tham nhũng ngày càng tinh vi, diễn biến phức tạp; phát sinh nhiều vụ việc có tổ chức, mang tính lợi ích nhóm; tài sản tham nhũng có giá trị lớn, có yếu tố nước ngoài; tham nhũng không chỉ xảy ra trong khu vực nhà nước mà xảy ra ở cả khu vực ngoài nhà nước...”.

Trình bày báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga cho biết, Ủy ban Tư pháp cơ bản tán thành với đánh giá nêu trên của Chính phủ. Đồng thời Ủy ban Tư pháp nhận thấy, trong năm 2023, với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng tiếp tục được đẩy mạnh và đạt được nhiều kết quả tích cực; qua đó đã góp phần thay đổi, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành đối với công tác này, đồng thời tạo sự răn đe, cảnh báo, cảnh tỉnh chung cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, từng bước chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước.

Tuy nhiên, tình trạng tham nhũng, tiêu cực trên một số lĩnh vực vẫn còn nghiêm trọng, diễn biến phức tạp; tình trạng thông đồng, móc ngoặc, cấu kết, tiếp tay của cán bộ nhà nước đối với doanh nghiệp để tham nhũng, trục lợi, chiếm đoạt tài sản của nhà nước còn diễn ra nhiều ở một số lĩnh vực, nổi lên là các sai phạm lớn trong lĩnh vực đăng kiểm, đất đai, y tế, giáo dục, quản lý tài sản công, đấu thầu, đấu giá, trái phiếu, rửa tiền...

Về thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, năm 2023, nhiều biện pháp phòng ngừa tham nhũng tiếp tục được Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh thực hiện như: thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; thực hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ, quy tắc ứng xử; thực hiện chuyển đổi vị trí công tác để phòng ngừa tham nhũng; tăng cường kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, xử lý nghiêm các trường hợp kê khai tài sản, thu nhập không trung thực. Đồng thời, thực hiện cải cách thủ tục hành chính; mở rộng ứng dụng khoa học trong quản lý; thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt; tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng. Công tác phòng, chống tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước tiếp tục được quan tâm.

Qua kết quả điều tra, xử lý các vụ án tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp (như các vụ án liên quan đến lĩnh vực đăng kiểm, AIC, vụ chuyến bay giải cứu…), Ủy ban Tư pháp đề nghị các cơ quan hữu quan đánh giá rõ hơn về nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, rút ra các bài học kinh nghiệm, từ đó chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội để phòng ngừa, ngăn chặn các vụ việc tương tự trong thời gian tới.

Kiến nghị về phân hóa xử lý tội phạm kinh tế, tham nhũng

Phát biểu ý kiến tại phiên họp, đại biểu Bố Thị Xuân Linh (Bình Thuận) bày tỏ thống nhất cao với Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2023.

“Trong Báo cáo của Chính phủ cũng đã nêu khá rõ về những tồn tại và khó khăn. Tuy nhiên, qua tiếp xúc cử tri và tổng hợp ý kiến của cử tri và nhân dân cho thấy, cử tri còn băn khoăn, lo lắng, trăn trở về thực trạng tham nhũng, tiêu cực, vẫn còn tham nhũng vặt, nhũng nhiễu đối với các doanh nghiệp và người dân, thậm chí tham nhũng, tiêu cực xảy ra ngay ở một số người làm nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và trong một số cơ quan thanh tra, kiểm tra, điều tra xét xử" - đại biểu Quốc hội Bố Thị Xuân Linh cho biết.

Để thực hiện hiệu quả hơn nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong năm 2024 và những năm tiếp theo, đại biểu đề xuất bổ sung thêm một số giải pháp. Cụ thể là phát huy vai trò của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương trong công tác phòng, chống tham nhũng. Thực tiễn đã chỉ ra rằng, ở đâu người đứng đầu có trách nhiệm cao, gương mẫu, sâu sát trong công tác quản lý, cương quyết với những sai phạm thì ở đó công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được thực hiện tốt hơn và ngược lại. Bởi vậy, phát huy vai trò của người đứng đầu đối với nhiệm vụ này là vấn đề cấp bách hiện nay. 

Bên cạnh đó, đại biểu đề nghị cần có cơ chế, chế tài bảo đảm cho việc giám sát, phản biện xã hội có hiệu lực trên thực tế và tiếp tục hoàn thiện, nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan chức năng. Đồng thời, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện chế độ tiền lương hợp lý, nâng cao mức sống của người lao động. Đặc biệt, trong quá trình xử lý những người vi phạm, cần có sự phân loại đối tượng như: đối tượng chủ mưu, cầm đầu thì cần phải có biện pháp xử lý nghiêm minh; còn đối với những người vi phạm do thực hiện theo sự chỉ đạo của người đứng đầu, của cấp trên, cần được xem xét, có chính sách khoan hồng…

Trước đó, trình bày báo cáo về công tác của ngành Kiểm sát, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao Lê Minh Trí tiếp tục đưa ra kiến nghị đổi mới chính sách xử lý tội phạm kinh tế,  tham nhũng chức vụ.

Viện trưởng Lê Minh Trí kiến nghị Quốc hội tiếp tục chỉ đạo nghiên cứu xây dựng, hoàn thiện chính sách hình sự xử lý tội phạm trong lĩnh vực kinh tế, tham nhũng, chức vụ, bảo đảm yêu cầu vừa nghiêm trị, vừa khoan hồng theo hướng xử lý nghiêm người chủ mưu cầm đầu, có động cơ vụ lợi để răn đe, giáo dục chung; đồng thời phân hóa, tạo điều kiện cho chủ thể sai phạm khắc phục hậu quả, giảm nhẹ cho người vi phạm do chấp hành mệnh lệnh, không vụ lợi nhằm làm tốt hơn việc thu hồi tài sản Nhà nước bị tham nhũng, thất thoát; bảo đảm hiệu quả phòng, chống tội phạm, vừa có trọng tâm, trọng điểm, có răn đe, giáo dục, vừa nhân văn, thuyết phục.

Theo TTXVN

相关文章

最新评论