Nhân dịp ra mắt cuốn sách mới "Để dẫn đầu trong mọi cuộc đua",Đểdẫnđầutrongmọicuộcđxem lai ket qua bong da hom nay 1980 Books đã tổ chức buổi toạ đàm cùng chủ đề. Tác giả best-seller người Do Thái Amit Offir đã không chỉ chia sẻ những bí quyết, tri thức giúp mọi người cải thiện năng suất làm việc mà còn truyền cảm hứng để các những người đến tham dự tọa đàm tự tin hơn vào bản thân, sẵn sàng đối mặt với các thách thức xuất phát từ chính nội tâm mình. Rất nhiều câu hỏi đã được khách tham dự đặt ra cho Amit Offir. Dựa trên chính những trải nghiệm thực tế của bản thân, anh đã thẳng thắn giải đáp các thắc mắc được đưa ra một cách dễ hiểu và hết sức gần gũi.
Anh tham gia vào rất nhiều lĩnh vực khác nhau, từ viết sách, giảng dạy đến việc trở thành một chuyên gia truyền thông qua tranh vẽ, một doanh nhân… Trong những lĩnh vực đó, anh thích công việc nào hơn cả? - Tôi yêu thích du lịch và khám phá thế giới. Bởi với tính cách và thói quen làm việc của mình, du lịch giúp tôi thực hiện rất nhiều mục tiêu. Trong khi dịch chuyển, tôi vẫn có thể viết lách, diễn giảng trước công chúng, có thể dạy học cho người địa phương, có thể vẽ, và học hỏi rất nhiều điều. “Việc du lịch” bao gồm hầu hết những điều tôi yêu thích nhất. Nó hoàn toàn phù hợp với phương châm “làm một việc và đem lại nhiều kết quả” mà tôi theo đuổi. Thực tế là đa phần người trẻ ngày nay không quá liều lĩnh, thậm chí họ thường tính toán thiệt hơn khi đứng trước một vấn đề. Nếu công việc không nhanh chóng đem lại lợi ích trước mắt (chủ yếu là đem lại thu nhập) thì họ thường dừng lại trước khi đầu tư nhiều công sức và thời gian hơn. Anh nghĩ sao về điều này? - Trái lại, tôi cho rằng người trẻ hiện nay rất khác thế hệ trước. Các bạn nghĩ lớn hơn, nghĩ sáng tạo hơn và tin rằng điều gì cũng có thể làm được. Từ “không thể” không có trong từ điển của họ. Tuy nhiên, họ lại muốn đạt được thành quả ngay lập tức. Đây có thể là ảnh hưởng từ truyền thông và các chỉ dẫn "dạy làm giàu" có rất nhiều trên mạng, trên sách báo, trên truyền hình… Thực chất, trái chín không bao giờ đến trong một sớm một chiều. Anh nói rằng tất cả mọi người, nhất là người trẻ cần phải không ngừng chuyển động, hướng đến các thách thức mới. Nhưng cùng lúc đó, anh cũng nói mỗi chúng ta cũng cần trân trọng các khoảng lặng, biết yêu cuộc sống đơn giản. Hai điều này có mâu thuẫn với nhau không? - Chúng chỉ trở nên mâu thuẫn, xung đột với nhau nếu bạn là người không biết cân bằng giữa công việc và đời sống cá nhân, giữa sự thúc đẩy phải tiến lên phía trước và nhu cầu sống chậm, tìm kiếm những giá trị sâu lắng. Thực chất, những điều này hoàn toàn có thể song hành với nhau. Ví dụ như rèn luyện cơ thể chẳng hạn. Các cơ bắp vẫn phát triển khi bạn nghỉ ngơi, nhưng để đạt được điều đó, trước đấy bạn đã phải đổ mồ hôi, thậm chí chịu đau đớn trong khi luyện tập. Một điều khiến chúng tôi khá ấn tượng trong cuốn sách (cuốn “24/8 – Để dẫn đầu trong mọi cuộc đua”), đó là anh đã nhắc đến những con người sợ thành công. Cụ thể, "sợ thành công" có nghĩa là gì? - Như tôi đã viết trong cuốn sách của mình, những người sợ thành công dường như còn nhiều hơn những người sợ thất bại. Họ sợ mình sẽ phải trá giá cho thành công. Ví dụ họ sợ mình sẽ mất đi tự do khi phải gánh thêm những phần trách nhiệm đi kèm với thành công. Họ cũng sợ sẽ phải thay đổi, trở thành một người khác khi phải chịu áp lực từ sự kỳ vọng của quá nhiều người. Họ cũng không tự tin rằng mình sẽ vượt lên được trong một lĩnh vực đã có quá nhiều người tài giỏi. Đấy là chưa kể việc họ sợ bị người khác ghen ghét đố kỵ, bị mất bạn bè, người thân... Với những người này, tôi nghĩ họ cần phải định nghĩa lại thế nào là thành công và đến khi nào thì sự thành công đó sẽ không còn phù hợp với họ. Cá nhân tôi nghĩ, con người chỉ nên sợ những thứ tồn tại thật, đừng mất công lo lắng tới những nỗi sợ không tồn tại, chỉ hiện hữu trong tâm trí.
Tình Lê |