Bạn Hoàng Thông đặt ra câu hỏi trong bài viết “Phim Việt giờvàng trên VTV sao cứ phải có cảnh nóng?ảnhnóngởphimViệtgiờvàngMộtchútthôtile keo truc tuyen” rằng: Liệu chúng ta có sẵn sàng tiếp nhận những thứ mà xưa kia bị cho là cấm kị? Tôi nghĩ, ở thời đại 4.0 hiện tại, chúng ta đã hoàn toàn sẵn sàng đón nhận mọi điều vẫn được gắn mác “cấm mác”.
Bản thân Việt Anh - nam diễn chính của Hành trình công lývà đã đóng khá nhiều cảnh trên màn ảnh, chia sẻ: “Việc gia giảm thế nào để không trở nên phản cảm và lạm dụng phụ thuộc vào đạo diễn. Đối với tôi, về cơ bản, cảnh nóng không có gì ghê gớm mà rất đời sống. Quan trọng là chúng ta đưa vào phim với liều lượng ra sao. Với phim này, cảnh đó khiến nhân vật Phương luôn ám ảnh, bế tắc, từ đó mới dẫn đến bi kịch, nên bắt buộc phải có".
Nhìn lại lịch sử điện ảnh, truyền hình Việt Nam, từ những năm 80 của thế kỷ trước, khán giả màn ảnh nhỏ đã vô cùng ấn tượng với "cảnh nóng của Chí Phèo và Thị Nở ở vườn chuối trong “Làng Vũ đại ngày ấy” của đạo diễn, NSND Phạm Văn Khoa. Tôi vẫn nhớ, lúc bấy giờ, cảnh quay Chí Phèo vồ lấy ngực Thị Nở được xem là quá mạnh bạo. Nghệ sĩ Đức Lưu ở ngoài đời hơn diễn viên Bùi Cường tới 10 tuổi. Tất nhiên ở thời điểm đó, “cảnh nóng” này cũng bị nâng lên đặt xuống rất lâu. Cuối cùng, phim vẫn được lên sóng và trở thành tác phẩm kinh điển của nền điện ảnh Việt Nam một thời.
Tới giờ, điện ảnh và cả truyền hình cởi mở hơn rất nhiều. Đâu đó chúng ta có thể gặp những cảnh… hở vừa đủ, nóng vừa phải. Đôi khi sẽ là cảnh táo bạo hơn một chút như khoảnh khắc nhân vật Lan cave của “Quỳnh búp bê” bị cưỡng bức hay cảnh yêu đương mùi mẫn của Phan Hương trong “Người phán xử”…
Chẳng riêng tôi mà chắc chắn rất nhiều độc giả của VietNamNet từng xem HBO, Starmovies hay Netflix, YouTube… để cập nhật những bộ phim hot nhất của thế giới. Nào là “Titanic” được giải Oscar hay “50 sắc thái”… Nào là series “Friends” hay “Grey’s Anatomy” làm mưa làm gió bao thế hệ người xem… Ở đó, “cảnh nóng” mới thực sự khủng khiếp. Có những khung hình rất nghệ thuật nhưng cũng có cảnh tượng thật dung tục, phản cảm - tất cả tuỳ thuộc vào cảm nhận của từng khán giả! Nói thật, “cảnh nóng” của phim Việt chẳng bằng cái móng tay của thế giới. Nói thế không đồng nghĩa với việc tôi ủng hộ hay cổ suý “cảnh nóng” trên màn ảnh, đặc biệt là trong khung giờ vàng, khi cả gia đình quây quần trước màn ảnh.
Thứ nhất, nếu phim chiếu vào khung giờ sớm, khi chắc chắn lũ trẻ nhỏ đang xem cùng cả gia đình, “cảnh nóng” phải bị cắt bỏ hoàn toàn. Không chỉ thế, những cảnh quay bạo lực, phim có nội dung nhạy cảm một chút thôi cũng cần cân nhắc. Điều này chắc chắn nhà đài cũng đặt lên đặt xuống nhiều trước khi đưa vào phát sóng! Ở trường hợp của “Hành trình công lý”, phim chiếu khá muộn. Tôi tin, khi đó nhiều nhà đã cho con ngủ lâu rồi. Thế nên chút cảnh nóng như của Việt Anh và Huyền Trang cũng vẫn ổn mà.
Thứ hai và cũng là điều vô cùng quan trọng, nếu “cảnh nóng” được quay trực diện, phản cảm… thì hoàn toàn “không có cửa” lên sóng truyền hình. Thật ra điện ảnh của chúng ta gọi là “cảnh nóng” thế thôi chứ ăn nhằm gì khi so sánh với Internet mà bây giờ ai vào cũng có thể mở ra xem được. Đáng bàn là cái “gu” thẩm mỹ của người đóng, của đạo diễn, của người dựng, người duyệt… như thế nào. Nếu cả ê-kíp đều tinh tế, thận trọng sẽ có những khung hình nóng nhưng rất đẹp và đáng chiếu. Còn “gu” rẻ tiền, dung tục thì có mặc kín vẫn xấu chẳng ai buồn xem. Với những cảnh quay đẹp, đầy tính nghệ thuật, tại sao không công chiếu rộng rãi để người xem thẩm thấu thêm vẻ đẹp nghệ thuật? Có chăng, nhà đài cần lựa chọn khung giờ phát sóng phù hợp để tệp khách hàng có thể thoải mái thưởng thức và cảm nhận xúc cảm từ những cảnh quay ấy.
Tôi thấy mừng vì phản ứng nhiều chiều của độc giả VietNamNet ở chuỗi bài viết xoay quanh chủ đề “cảnh nóng” trong khung giờ vàng VTV.Điều đó cho thấy mọi người còn quan tâm tới truyền hình Việt chứ không bỏ bê, quay lưng với nó như vài năm trước. Càng như thế, càng mong mọi người tìm hiểu vấn đề một cách thấu đáo và đặt vấn đề mang tính chất xây dựng hơn để truyền hình Việt có thêm nhiều phim hay, thu hút thêm nhiều khán giả và có sức ảnh hưởng ở khu vực, quảng bá văn hoá Việt với các nước láng giềng hay rộng hơn là thế giới.
Độc giả Hoàng Danh Châu (Vĩnh Phúc)