Ngày 17/6 vừa qua,áichếtyểucủahãngxeđiệnMỹbàihọcđắtgiáchocácnhàkhởinghiệpôtôty le ca cuoc bd hom nay hãng xe điện khởi nghiệp Fisker đã chính thức nộp đơn xin bảo hộ phá sản lên cơ quan có thẩm quyền tại Mỹ, kết thúc chặng đường phát triển ngắn ngủi của mình, sau 4 năm ra mắt công chúng. Fisker đóng cửa công ty, đồng nghĩa với sự khai tử của dòng SUV điện đầu tiên từng gây ấn tượng khá tích cực là Fisker Ocean. Kể từ khi hoàn thiện sản phẩm và giao xe, đến nay, mẫu xe này mới "sống" trên thị trường được hơn gần 1 năm.
Có nhiều nguyên nhân để dẫn đến cái chết yểu của mẫu xe điện này, nhưng có lẽ đầu tiên, đó là vấn đề chất lượng sản phẩm. Một mẫu xe điện dù được quảng bá mạnh đến đâu thì yếu tố tiên quyết vẫn là nằm ở chính bản thân sản phẩm đó: vận hành ổn định, an toàn, tin cậy.
“Làn gió mới” của ngành xe điện Mỹ với mục tiêu bán 300 chiếc mỗi ngày
Tháng 11/2021, Fisker Ocean chính thức được trình làng trước công chúng trong Triển lãm ô tô Los Angeles sau khi hoàn thành các thỏa thuận về sản xuất với nhà máy Magna Steyr có trụ sở tại Áo và cung cấp pin bởi hãng CATL tới từ Trung Quốc.
Là một nhà thiết kế ô tô nổi tiếng, có thể nói những “đứa con” của Henry Fisker không cần phải bàn nhiều về mặt ngoại thất, Fisker Ocean cũng không phải trường hợp ngoại lệ. Mẫu xe được đánh giá là ngoại hình đẹp, mang phong cách thể thao nhưng vẫn rất tinh tế với cụm đèn LED bắt mắt và cặp mâm hầm hố. Mẫu xe được đích thân vị CEO trực tiếp giới thiệu tới các khách hàng.
Mẫu SUV được phát triển với 3 phiên bản trên một dải giá khá rộng. Phiên bản cơ sở Fisker Ocean Standard Sport có giá bán từ 37.500 USD (tương đương khoảng 935 triệu đồng), phiên bản Ocean Ultra có giá bán từ 50.000 USD (tương đương khoảng 1,25 tỷ đồng) và phiên bản cao cấp nhất Ocean Extreme có giá bán tới 69.000 USD (tương đương khoảng 1,725 tỷ đồng).
Màn ra mắt hoành tráng của Fisker Ocean thu hút được nhiều sự quan tâm từ giới quan sát và truyền thông, đặc biệt là trong thời điểm ngành xe điện bước vào giai đoạn bùng nổ tại Mỹ. Theo nhiều chuyên gia, mẫu SUV điện này có thể sẽ là “làn gió mới”, cạnh tranh trực tiếp với chính mẫu xe điện Tesla Model Y đang rất thành công khi đó.
Tháng 5/2023, công ty Fisker hợp tác với hãng công nghệ Ample cho ra mắt ứng dụng thay đổi cụm pin chính trên xe Ocean, giúp cho mẫu xe điện có thể hoán đổi cụm pin cung cấp năng lượng chính với thời gian cực nhanh, thay vì phải sạc như trước. Bước đột phá này từng được kỳ vọng sẽ thúc đẩy doanh số cho hãng Fisker. Tháng 6/2023, mẫu xe bắt đầu được bàn giao tới khách hàng.
Tháng 10/2023, Fisker tự tin tuyên bố mục tiêu bán 300 chiếc Ocean ra thị trường Mỹ mỗi ngày, tương đương với doanh số 9.000 chiếc mỗi tháng.
Hết năm 2023, hãng xuất xưởng hơn 10.193 xe SUV Ocean, nhưng chỉ một nửa trong số này được giao tới khách hàng. Quý I/2024, Fisker bàn giao khoảng 1.300 xe cho khách. Trước đó, nhà sản xuất này dự kiến sẽ giao 20.000 chiếc trong năm 2024.
Đáng chú ý, tháng 12/2023, Fisker Ocean còn được bình chọn là “Mẫu xe thuần điện tốt nhất năm 2023” và “Mẫu SUV tốt nhất 2023” tại Pháp.
Hàng loạt lỗi nghiêm trọng
Dẫu vậy, việc nhiều chiếc Fisker Ocean được đưa vào sử dụng, nhanh chóng phơi bày các điểm yếu của mẫu xe điện này.
Tổ chức đánh giá ô tô Consumer Reports tại Mỹ sau khi trải nghiệm thực tế đã nhận định rằng, Fisker Ocean chưa thực sự sẵn sàng để bán thương mại trên thị trường khi mẫu xe có hàng loạt vấn đề nghiêm trọng.
Những lỗi cơ bản được Consumer Reports chỉ ra bao gồm: hỏng phanh ngay lần đầu thử nghiệm, không thể tắt thiết bị hỗ trợ lái xe, bất ngờ mất kiểm soát, hệ thống hỗ trợ người lái gần như không hoạt động, cảnh báo điểm mù vào trời mưa sẽ luôn ở trạng thái cảnh báo dù xung quanh không có xe nào đi gần, lỗi phần mềm,... Đồng thời tổ chức này nhận định, dù cho giá Fisker Ocean đang giảm giá ở mức cực thấp do Fisker đứng trước bờ vực phá sản, song đây hoàn toàn là một mẫu xe không nên mua.
Trước các khiếu nại của nhiều người dùng, Cục Quản lý An toàn giao thông đường cao tốc quốc gia Mỹ (National Highway Traffic Safety Administration - NHTSA) đã phải vào cuộc điều tra về chất lượng thực tế của Fisker Ocean, bao gồm các lỗi về hỏng phanh đột ngột, cửa bị kẹt và xe di chuyển bất chợt mà không cảnh báo trước.
Trên nền tảng mạng xã hội Reddit của Mỹ, hàng loạt người dùng cùng nêu ra những trải nghiệm rất tệ khi sử dụng Fisker Ocean. Tài khoản Youtube mang tên Auto Focus với 1 triệu người đăng ký thậm chí còn đăng tải video test xe điện Ocean với tiêu đề “Đây là mẫu xe tệ nhất mà chúng tôi từng review”, thu hút tới 5,7 triệu lượt xem trên nền tảng.
Một điều đáng chú ý rằng, Henrik Fisker không trực tiếp sản xuất ô tô mà thuê ngoài toàn bộ khâu sản xuất. Mẫu SUV điện Ocean trên thực tế được sản xuất tại Áo bởi công ty Magna Stey.
Lỗ hổng quản trị và mạng lưới bán hàng yếu kém
Nhiều người cho rằng, Henry Fisker có năng lực sáng tạo về ô tô tuyệt vời, nhưng ông lại thiếu năng lực về quản trị kinh doanh, điều đó khiến cho cả 2 lần khởi nghiệp của ông với 2 hãng xe đều mang tên Fisker cùng chung một kết quả là phá sản.
Bên cạnh trải nghiệm lái xe tệ, Fisker còn gặp nhiều chỉ trích ở khâu phân phối, chăm sóc khách hàng. Tháng 4/2024, Fisker bị phát hiện làm mất dữ liệu chứng từ lên tới hàng triệu USD tiền mua xe của khách hàng trên hệ thống kế toán vì lẫn lộn thông tin các biên lai và séc, thậm chí là hóa đơn chuyển khoản.
Theo điều tra của TechCrunch, có không ít trường hợp, phía hãng đã giao xe tới tay khách hàng nhưng hệ thống tài chính kế toán vẫn chưa ghi nhận bất cứ khoản thanh toán của khách hàng, gây ra rất nhiều phiền phức.
Không những vậy, bằng hoạt động thống kê không đảm bảo, chính Fisker còn không thể nắm được chính xác thực sự doanh số của mình là bao nhiêu, dẫn tới hậu quả là cho dù kết thúc quý I/2024 nhưng phía công ty vẫn chưa thể đưa ra báo cáo tài chính năm 2023. Những hoạt động này khiến cho Fisker cực kỳ mất điểm trong mắt người tiêu dùng.
Kết quả là, tháng 4/2024, khách ồ ạt hủy tới 40.000 trong số 70.000 đơn hàng đặt trước đối với mẫu Fisker Ocean, khiến hãng bị "bay" mất 9 triệu USD tiền cọc. Trong khi đó, thỏa thuận huy động vốn đầu tư bổ sung lên tới 150 triệu USD từ một đối tác giấu mặt tưởng sẽ giải cứu được cơn khát vốn của Fisker rốt cục đổ bể. Điều này đã nhấn chìm Fisker trong mớ bòng bong về tài chính, thua lỗ, nợ nần và thiếu hụt dòng tiền đến mức mất khả năng thanh toán và không thể hồi phục được.
Fisker thành lập năm 2016 và lên sàn chứng khoán Mỹ năm 2020 trong bối cảnh khá thuận lợi, thị trường xe điện tại Mỹ được dự báo tăng trưởng mạnh, chính phủ Mỹ trợ cấp tín dụng cho xe điện. Thế nhưng, trên thực tế, sức mua không như kỳ vọng, thị trường xe điện không thực sự bùng nổ như dự đoán, giá xe liên tục giảm sút.
Theo J.D.Power, thị phần của xe điện Mỹ trong năm 2023 chỉ chiếm 9,4%, trong khi châu Âu có thị phần xe điện chiếm tới 21,4% và Trung Quốc là 33,9% trên thị trường ô tô. Tờ Carscoops trích dẫn cuộc thăm dò của Trung tâm nghiên cứu NORC và Viện Chính sách năng lượng thuộc Đại học Chicago cho biết, hầu hết người Mỹ chưa thực sự hứng thú với việc mua xe điện.
Cái chết yểu của Fisker Ocean thực ra đã được dự báo từ đầu năm nay, khi mà dự án khởi nghiệp này có quá nhiều bất ổn từ chủ quan đến khách quan: Năng lực quản lý tài chính yếu kém, hệ thống phân phối không tối ưu, thị trường xe điện Mỹ sụt giảm trong khi chất lượng sản phẩm lại quá tệ. Rất có thể, tham vọng tăng trưởng nóng với mục tiêu quá cao so với năng lực đã đẩy Fisker vội vã tung ra sản phẩm không đảm bảo chất lượng, để rồi nhận về những "gáo nước lạnh" của chính thị trường. Sự thất bại của Fisker hẳn là một bài học đắt giá cho các nhà sản xuất xe điện khởi nghiệp hiện nay.
Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!