- Thấy chân tay con gái 2 tuổi tím tái,ốmẹchủquankhiconnóngsốtbétuổiphảicắtbỏchâtrực tiếp bóng đá ngoại hạng anh tối nay hoại tử gia đình mới vội đưa tới bệnh viện. Bác sĩ buộc phải cắt bỏ tứ chi để cứu tính mạng bệnh nhi.
Cách đây 2 tháng, bé Quỳnh Anh (2 tuổi, trú huyện Châu Thành, Tiền Giang) bị nóng sốt, ho nhiều lần. Mỗi lần như thế, bé thường trợn mắt, xuất hiện nhiều ban đỏ ở mặt.
Tuy nhiên, nghĩ con gái chỉ bị sốt thông thường nên gia đình không đưa tới bệnh viện thăm khám.
Gần đây, bố mẹ phát hiện chân, tay bé tím tái, chuyển sang màu đen và dần hoại tử nên mới đưa con tới Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cấp cứu.
Bé gái 2 tuổi phải cắt bỏ tứ chi vì viêm não mô cầu |
Qua thăm khám, các bác sĩ chẩn đoán bé Quỳnh Anh bị viêm não mô cầu giai đoạn nặng. Chân tay bệnh nhi đã bị hoại tử là do vi khuẩn làm tắc các mạch máu.
Các bác sĩ sau đó đã phải cắt lọc phần da, cơ bị nhiễm trùng. Đặc biệt, phải cắt bỏ tứ chi thì mới giữ được tính mạng cho bệnh nhi.
Bác sĩ Lê Hữu Phúc - Phó khoa Chấn thương chỉnh hình cho biết, bệnh nhi đã trải qua 3 lần thực hiện cắt lọc phần hoại tử ở tay, chân, nhiễm trùng huyết tạm thời đã được khống chế.
Chứng kiến con gái 2 tuổi bị cắt cụt tay chân, bố mẹ bé Quỳnh Anh không khỏi xót xa và trách mình không đưa con tới bệnh viện sớm hơn.
Gia đình khó khăn nên tôi đi làm suốt, không có nhiều thời gian quan tâm con. Với suy nghĩ khi ấy, con chỉ ốm bình thường, tới khi chân tay con tím đen thì đã muộn - anh Lê Văn Điền (bố bé Quỳnh Anh) chia sẻ.
Bệnh viêm não mô cầu
Theo Khoa kiểm soát bệnh truyền nhiễm (Trung tâm y tế dự phòng TP.HCM), nhiễm não mô cầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Neisseria Meningitidis. Đây là loại vi khuẩn trú ở vùng hầu họng, khi có điều kiện thuận lợi sẽ gây bệnh cho con người.
Nhiễm não mô cầu có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, 2 nhóm tuổi thường dễ bị nhiễm là trẻ em từ 6 tháng đến 3 tuổi và nhóm thanh thiếu niên 14 - 20 tuổi.
Bệnh xuất hiện rải rác quanh năm, nhưng gia tăng mạnh khi thời tiết thay đổi. Bệnh thường lây lan ở những nơi tập trung đông người (trường học, xí nghiệp, doanh trại quân đội,…).
Biến chứng nguy hiểm nhất là viêm màng não, nhiễm trùng huyết, có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời.
Cách phòng viêm não mô cầu tốt nhất là chích ngừa vắc-xin |
Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp, thường là do hít phải các giọt bắn của dịch tiết hô hấp có chứa mầm bệnh hoặc tiếp xúc gián tiếp qua các vật dụng có dính dịch tiết từ mũi họng của người bệnh hoặc người lành mang vi khuẩn.
Thời gian ủ bệnh trung bình 2 – 10 ngày. Bệnh thường xuất hiện đột ngột với các triệu chứng: sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn, cổ cứng, trên da xuất hiện chấm hay mảng xuất huyết, ban xuất huyết hình sao.
Nặng hơn có thể dẫn đến sốc nhiễm trùng, rối loạn tri giác. Biến chứng thường gặp là rối loạn thính giác.
Cách phòng bệnh não mô cầu tốt nhất là tiêm vắc-xin. Bên cạnh đó cần chủ động thực hiện các biện pháp để phòng chống bệnh như:
- Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch, súc miệng với các dung dịch sát khuẩn hầu họng.
- Vệ sinh nhà ở, nơi làm việc đảm bảo thông thoáng.
- Chủ động theo dõi sức khỏe các thành viên trong gia đình, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Nếu thấy có một trong các dấu hiệu nghi ngờ như: sốt cao, đau đầu, buồn nôn và nôn, cổ cứng, cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Giúp con khỏe mạnh trong những chuyến chơi xa, miếng dán chống say tàu xe được các phụ huynh lựa chọn. Thế nhưng không ít trẻ phải nhập viện trong tình trạng hôn mê, rối loạn tri giác vì thứ rẻ tiền này.