Trong phòng bệnh nặng của Khoa Nhiễm Việt Anh,ồngnhiễmtrùnguốnvánchưahếtnguyhiểmvợvừavaylãinóngđãngãbệket qua truc tuyen bong da Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, chú Lương Văn Tấn vẫn còn mê man. Căn bệnh uốn ván khiến chú hay gồng người dữ dội, ngoài sử dụng thuốc, các bác sĩ buộc phải cố định tay và chân để tránh khi tỉnh dậy, chú tự làm mình bị thương. Lấp ló ngoài cửa, Lương Văn Đà (27 tuổi), con trai của chú Tấn đờ đẫn nhìn cha. 1 tháng ròng em trực chờ tin từ bác sĩ là quãng thời gian dài đằng đẵng. Đến nay, cha em đã qua cơn nguy hiểm, khó khăn của cả gia đình lại càng thêm chất chồng vì mẹ em cũng phải nằm viện. Cách đây hơn 1 tháng, chú Tấn đạp phải đinh sắt khi đang đi làm phụ hồ. Là trụ cột kinh tế trong gia đình, lo cuộc sống mưu sinh, chú chẳng kịp quan tâm đến vết thương nông, sâu. Khoảng 3 ngày sau, thấy có biểu hiện cứng hàm, nhưng gắng đến ngày thứ 5 chú mới đi khám bệnh. Đêm ngày 10/4, chú Tấn nhập viện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM trong tình trạng bị cứng hàm, cơ toàn thân bị gồng cứng, không ăn uống được. Sang ngày hôm sau, chú gồng người dữ dội, buộc phải mở khí quản, gắn máy thở. Bác sĩ chẩn đoán chú bị nhiễm trùng uốn ván. BS. CKI Phạm Kiều Nguyệt Oanh, Phó trưởng Khoa Nhiễm Việt Anh cho biết, chú Tấn bị biến chứng của bệnh uốn ván nặng là rối loạn thần kinh thực vật, huyết áp dao động mạnh, ảnh hưởng đến tim mạch. Trong quá trình điều trị, chú bị viêm phổi, phải sử dụng thuốc kháng sinh và thở máy kéo dài. Chi phí điều trị của chú Tấn rất cao, mỗi ngày hết khoảng 4 triệu đồng. Tốn kém nhiều nhất là chi phí thở máy, thêm vào đó là các loại thuốc để chống gồng giật, thuốc kháng sinh và chế độ dinh dưỡng. Cũng bởi khi xảy ra tai nạn, do chưa có bảo hiểm y tế nên gia đình phải trả toàn bộ. Tiền viện phí của chú đến nay đã gần 100 triệu đồng, nhưng gia đình đã chẳng còn cách nào lo xuể. Suốt một tháng chú Tấn nằm điều trị trong phòng bệnh nặng, Đà ở bên ngoài chờ tin cha. Những ngày đầu, em thậm chí chẳng được nhìn thấy mặt cha, dù hoang mang, lo sợ, nhưng cũng không thể làm khác. Mấy ngày nay, Đà được bác sĩ cho nhìn cha từ ngoài cửa, thông qua ô kính thủy tinh. Thấy cha từ chỉ nhắm nghiền mắt, đến nay đã có thể quan sát theo bóng dáng bác sĩ, em cũng hi vọng cha sớm khỏe lại. Đà là con út, mới xuất ngũ năm ngoái, lại gặp trúng đợt dịch bệnh kéo dài nên công việc bấp bênh. Có ngày em đi phụ hồ cùng cha, có ngày thì bắt ốc, hoặc đi biển thuê cho người ta. Ngay trước thời điểm cha em đổ bệnh, Đà cũng vừa mất việc làm thuê vì chủ thầu gặp khó khăn. Chị gái lớn của Đà góa chồng mấy năm nay, một mình nuôi 3 con thơ dại nên mẹ em chuyển sang sống cùng để chăm sóc cháu ngoại. Còn người chị kế lấy chồng tận dưới Cà Mau, thỉnh thoảng mới có thể về thăm. Để có tiền cứu chữa cho chồng, ngoài vài triệu đồng các con gom góp được và hàng xóm giúp đỡ, cô Loan phải vay nặng lãi 50 triệu đồng. Người phụ nữ khổ sở bày tỏ: “Tôi biết là vay nặng lãi thì lãi mẹ đẻ mãi con, không biết khi nào mới trả được, nhưng hết cách rồi. Vốn là muốn cầm cố căn nhà, nhưng họ yêu cầu phải có chữ ký của chính chủ, trong khi chồng tôi còn đang nằm đó, ký làm sao được”. Nghe nói bệnh uốn ván có thể chữa khỏi được và rất ít để lại di chứng. Sau khi bình phục, người bệnh có thể trở về như trước nên gia đình cô Loan rất kỳ vọng, mong chú khỏe mạnh trở lại, đỡ đần kinh tế. Đến nay, gia đình mới đóng tạm ứng được hơn 70 triệu đồng, tiền viện phí đã bị âm hơn 20 triệu đồng, cô Loan chật vật, nếu không có cách nào xoay sở, có lẽ lại phải vay nặng lãi thêm để chữa trị cho chồng. Đáng tiếc, ngày 10/5, cô Loan tranh thủ lên bệnh viện thăm chồng, còn chưa kịp nhìn mặt thì bất ngờ đầu óc choáng váng, buồn nôn, đau nhức mắt. Cô Loan phải nhập viện Bệnh viện Mắt TP.HCM để làm xét nghiệm, theo dõi. Mấy triệu đồng vừa mượn được cũng hết nhẵn. Nằm trên chiếc giường nhỏ, cô kiệt quệ cả sức lực lẫn tinh thần. “Nhà vốn đã cùng đường, giờ lại như bị vùi xuống vực thẳm”, nhắm 2 đôi mắt vì bất lực, cô buông giọng, thở dài. Khánh Hòa
|