Nhiều tờ báo lớn tại châu Âu đưa tin,ãngôtôVolkswagensẽđóngcửanhàmáytạisânnhàĐứbd ltd y Volkswagen có thể phải đóng cửa tới 3 nhà máy ở Đức và sa thải hàng chục nghìn nhân viên trong bối cảnh doanh số bán hàng sụt giảm. Quy mô sản xuất của hãng xe Đức cũng bị thu hẹp đáng kể và lương của nhân viên bị cắt giảm ít nhất là 10%.
Nếu điều đó xảy ra, đây sẽ trở thành sự kiện chấn động nhất trong suốt 87 năm lịch sử của hãng xe Đức, đồng thời có thể tác động xấu đến nền kinh tế đứng số 1 của châu Âu này.
Lịch sử của Volkswagen gắn liền với nền công nghiệp và sức mạnh kinh tế của nước Đức sau Thế chiến II. Bên cạnh thương hiệu xe Volkswagen, Tập đoàn Volkswagen còn sở hữu cả các thương hiệu như Skoda, Cupra, Bentley, Porsche và Audi.
Trong thời gian gần đây, thương hiệu nổi tiếng này tỏ ra chậm chạp trong quá trình điện hoá sản phẩm, đồng thời phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các nhà sản xuất mới nổi, đặc biệt là các hãng xe Trung Quốc.
Trong thông báo vào ngày 28/10 từ trụ sở chính của Volkswagen tại Wolfsburg, người đứng đầu tổ chức công đoàn Volkswagen tại Đức, Daniela Cavallo cho biết, kế hoạch đóng cửa các nhà máy đã được báo cáo tại Hội nghị công nhân và người lao động trước đó.
"Tập đoàn muốn đóng cửa ít nhất 3 nhà máy Volkswagen, thu hẹp quy mô tất cả các nhà máy còn lại, thoái vốn khỏi các lĩnh vực không cốt lõi và trên hết, sẽ cắt giảm lương đáng kể đối với số lượng các nhân viên còn lại”, bà Daniela Cavallo nói.
Cũng theo bà Cavallo, Volkswagen còn đang cân nhắc cắt giảm lực lượng lao động tại các nhà máy vốn vẫn đang hoạt động tại Đức. Điều này có nghĩa là hãng phải cắt giảm sản xuất.
Gunnar Kilian, một thành viên Hội đồng quản trị, tuyên bố: “Nếu không có các biện pháp tổng thể để lấy lại khả năng cạnh tranh, chúng tôi sẽ không thể chi trả cho các khoản chi phí đáng kể như tiền lương và duy trì hoạt động sản xuất trong tương lai”.
Volkswagen từ chối bình luận về chi tiết kế hoạch và nói rằng hãng sẽ chỉ làm như vậy khi cả công ty và công đoàn cùng đồng tình. Tuy nhiên trong một tuyên bố, các nhà lãnh đạo tập đoàn này cho biết do sự sụt giảm của nhu cầu thị trường ô tô, trong khi cạnh tranh ngày càng tăng mạnh mẽ đã dẫn đến việc tập đoàn phải tái cơ cấu hoạt động sản xuất và lực lượng nhân sự như vậy.
Phát biểu trong cuộc họp báo thường kỳ, ông Wolfgang Büchner - người phát ngôn của thủ tướng Đức Olaf Scholz cho rằng, những quyết định quản lý sai lầm có thể là nguyên nhân khiến Volkswagen gặp khủng hoảng và người lao động chắc chắn bị liên lụy. Do vậy, mục tiêu hiện nay là duy trì và đảm bảo việc làm cho họ.
Sản xuất ô tô là ngành công nghiệp quan trọng nhất của Đức, đóng góp 564 tỷ euro (610 tỷ USD), cho nền kinh tế của nước này. Tuy nhiên, công nghiệp ô tô của Đức cũng phụ thuộc rất nhiều vào xuất khẩu, đặc biệt là sang thị trường Trung Quốc, nơi các nhà sản xuất Đức đã bán được khoảng 4,3 triệu ô tô vào năm 2021.
Trong vài năm gần đây, người tiêu dùng Trung Quốc đã chuyển sang sử dụng xe điện sản xuất trong nước thay vì xe nhập khẩu. Điều này khiến nhu cầu đối với xe Đức sụt giảm nghiêm trọng.
Đức là nền kinh tế duy nhất trong 7 nền kinh tế hàng đầu thế giới có mức dự báo tăng trưởng âm trong năm nay. Theo đó, nền kinh tế số 1 châu Âu này có thể sẽ giảm 0,2% vào năm 2024 (dự báo trước đó là tăng trưởng 0,3%).
Theo The Guardian, The Sun
Tin bài cộng tác gửi về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Xin cảm ơn!
Hãng KIA bị khách hàng kiện tập thể vì cửa trượt trên mẫu Carnival gây kẹt tayMỸ- Các khách hàng của KIA nộp đơn kiện tập thể vì lỗi sản phẩm và không được hãng sửa chữa triệt để sau khi triệu hồi. Trước đó, một số người được cho là bị gãy tay sau khi cánh cửa tự động của chiếc Carnival đóng sầm vào.(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)