Mới đó mà đã gần 4 năm trôi qua kể từ ngày chúng tôi tìm được tác giả quyển nhật ký Thế hệ Hồ Chí Minh. Hôm nay,ýtưởngcáchmạngnhưngọnđuốcrựcchánam dinh vs slna ấp Bà Bèo - mảnh đất thanh bình bên những dòng kênh xanh thêm một lần nữa làm ấm lòng người, rộn ràng như ngày hội. Vâng, có thể nói là ngày hội nhưng là cuộc hội ngộ đầy ý nghĩa của bạn bè, đồng đội, bà con, các ban ngành… cùng đến dự lễ động thổ xây dựng nhà lưu niệm và tri ân người chiến sĩ cách mạng đã hy sinh trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của dân tộc ta.
Câu chuyện được bắt đầu từ mùa xuân năm 2012. Thật tình cờ, trong một lần tiếp xúc, phóng viên Báo Bình Dương được cựu chiến binh Huỳnh Văn Sáng, ngụ xã Tân Mỹ, Tân Uyên, Bình Dương trao gửi một gói kỷ vật của liệt sĩ được ông lấy lên từ khu đất ở nghĩa trang gia tộc. Kỷ vật mà liệt sĩ để lại gồm một quyển nhật ký và 6 bức ảnh đã nhạt màu thời gian, nằm dưới lòng đất gần 50 năm. “Thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh” là tiêu đề của quyển nhật ký mà tác giả - người lính đã trân trọng ghi ở trang đầu. Nội dung những trang viết là tình yêu quê hương đất nước, tấm lòng son sắt hướng về Đảng, về Bác Hồ kính yêu được tác giả nhắc lại nhiều lần trên đường hành quân. Tuy vậy, ai là tác giả của quyển nhật ký và gói kỷ vật là câu hỏi ở thời điểm đó chưa giải đáp được.
Nhà giáo - liệt sĩ Lê Thị Thiên hy sinh ngày 10-10-1966 tại miền Đông Nam bộ; đã được tặng thưởng Huân chương Chiến sĩ giải phóng hạng ba; được truy tặng Huân chương Chiến sĩ giải phóng hạng hai và Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp giáo dục
Sau khi đăng loạt bài “Kỷ vật từ lòng đất”, giới thiệu nội dung quyền nhật ký, Báo Bình Dương đã tổ chức cuộc hành trình đi tìm “ai là tác giả nhật ký Thế hệ Hồ Chí Minh”. Cuộc hành trình kéo dài khoảng 2 tháng. Bắt đầu từ các tỉnh miền Đông, sau đó xuôi về miền Tây và cuối cùng niềm vui đã vỡ òa tại Tiền Giang. Tác giả quyển nhật ký chính là nhà giáo - liệt sĩ Lê Thị Thiên, sinh năm 1945 tại ấp Bà Bèo, xã Mỹ Phước Tây, huyện Cai Lậy (nay là TX.Cai Lậy), tỉnh Tiền Giang.
Việc giới thiệu nội dung quyển nhật ký và tìm ra được tác giả là một sự kiện làm lay động lòng người trong thời gian qua. Nhiều cuộc hội thảo, tổ chức các cuộc thi học tập theo gương chị Lê Thị Thiên đã được các ban, ngành từ Trung ương đến địa phương tổ chức sâu rộng. Rất nhiều bạn trẻ, học sinh - sinh viên và nhiều người dân trong và ngoài tỉnh Tiền Giang đã tìm đến quê hương của chị Thiên dâng hương tưởng nhớ một nhà giáo giàu lòng yêu nước, nghị lực phi thường và tinh thần sẵn sàng hy sinh cho lý tưởng độc lập, thống nhất Tổ quốc.
Cảm nhận về nội dung quyển nhật ký, ông Nguyễn Minh Triết, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã viết: “Tôi thực sự xúc động, tự hào và khâm phục khi đọc những dòng nhật ký này. Nhớ lại Nguyễn Văn Trỗi, Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc… cũng lứa tuổi đôi mươi tràn đầy nhiệt huyết, họ đã sống, chiến đấu xả thân vì Tổ quốc, vì nhân dân. Tôi học tập nhiều ở những con người bình dị mà cao cả; tâm hồn của họ luôn trẻ trung, trong sáng; lý tưởng cách mạng như ngọn đuốc rực cháy trong tim gan; họ hết lòng yêu thương đồng chí, đồng bào; tính tự giác, tự phê bình, tự chịu trách nhiệm nghiêm túc, sâu sắc… Tôi mong muốn và tin tưởng thế hệ trẻ hôm nay sẽ học tập và tiếp nối lý tưởng của thế hệ đi trước một cách xuất sắc. Đó chính là lý tưởng của Đảng, của Bác Hồ và của cả dân tộc ta, bảo vệ và xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, sánh vai cùng bè bạn năm châu”.