Vượt khó trong bão kinh tế toàn cầu Chiều 22/3,ànhincầnhoànthiệnthểchếgiảmtácđộnglênmôitrườkết quả leeds united tại Hà Nội diễn ra Hội nghị triển khai công tác ngành in năm 2024. Đến dự hội nghị có ông Nguyễn Thanh Lâm - Thứ trưởng Bộ TT&TT, ông Nguyễn Nguyên - Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành, bà Nguyễn Thị Mỹ Linh - Phó Vụ trưởng Vụ Báo chí Xuất bản - Ban Tuyên giáo Trung ương... Tổng kết hoạt động năm 2023, phương hướng, nhiệm vụ năm 2024, ông Nguyễn Nguyên - Cục trưởng Cục Xuất bản, In và phát hành cho biết, đến 15/3/2024, cả nước có 2.771 cơ sở in được cấp giấy phép hoạt động, số lượng cơ sở in năm 2023 tăng 3,7% so với năm 2022. Có 79 cơ sở in đã giải thể (chiếm 2,85%), trong đó cơ sở in nhà nước chiếm 50,6% còn lại tư nhân tập trung ở TP.HCM. Năm 2023, doanh thu toàn ngành đạt 92.000 tỷ đồng (giảm 1,24% so với năm 2022); lợi nhuận (sau thuế) đạt 4.395 tỷ đồng (tăng 8% so với năm 2023); nộp ngân sách đạt 3.402 tỷ đồng (tăng 5% so với năm 2023). Theo ông Nguyễn Nguyên, ngành in đã đạt được một số kết quả: số lượng cơ sở in tăng trưởng về quy mô; đầu tư đẩy mạnh cải tiến kỹ thuật và đổi mới công nghệ, bắt kịp trình độ phát triển khu vực và thế giới; năng lực quản trị, chuyển đổi số của các doanh nghiệp in có nhiều thay đổi. Bên cạnh đó, vẫn còn hạn chế: nhân lực chưa đáp ứng được yêu cầu và tốc độ phát triển; thiếu các doanh nghiệp đầu ngành đóng vai trò là đầu tàu trong đổi mới công nghệ; thiếu quy chuẩn, tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu hội nhập. Về công tác quản lý Nhà nước trong hoạt động in, ông Nguyễn Nguyên cho hay, năm 2023, Cục Xuất bản, In và Phát hành cùng với các chuyên gia trong ngành đã triển khai các nhiệm vụ: Xây dựng Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 01/2020/TT-BTTTT ngày 07/02/2020 của Bộ trưởng Bộ TT&TT quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Xuất bản và Nghị định số 195/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xuất bản. Ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số ngành in Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Xây dựng Báo cáo thực trạng ngành công nghiệp in Việt Nam, đề xuất và kiến nghị trình Thủ tướng Chính phủ. Thay đổi quy định về in xuất bản phẩm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp Bàn về nhiệm vụ trọng tâm của ngành In trong năm 2024, Cục trưởng Nguyễn Nguyên nhấn mạnh: Đối với cơ quan quản lý nhà nước, cần xây dựng phương án sửa đổi Luật Xuất bản năm 2012 nhằm thay đổi các quy định về in xuất bản phẩm theo hướng thuận lợi cho doanh nghiệp in phát triển, chú trọng vào công tác chuyển đổi số của nhà nước cũng như doanh nghiệp in. Xây dựng Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 03/2015/TT-BTTTT của Bộ trưởng Bộ TT&TT quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều khoản của Nghị định ngày 19/6/2014 của Chính phủ quy định về hoạt động in; Thông tư số 22/2018/TT-BTTTT của Bộ trưởng Bộ TT&TT ban hành Danh mục hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu trong lĩnh vực in, phát hành xuất bản phẩm. Triển khai và thể chế hóa bằng văn bản quy phạm pháp luật Quyết định số 1194/QĐ-TTg ngày 26/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ TT&TT giai đoạn 2020-2025. Nâng cao năng lực của cơ sở in, đáp ứng yêu cầu thị trường trong nước và thế giới. Thực hiện vai trò đầu mối, dẫn dắt để các doanh nghiệp đầu tư phát triển công nghệ mới, chú trọng đưa các xu hướng hiện đại dựa trên khai thác dữ liệu lớn (Bigdata), điện toán đám mây (Cloud computing), Internet vạn vật (IoT) và trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (Blockchain); số hóa hoạt động hành chính, tài chính, kế toán và quản lý, theo dõi quy trình sản xuất; nghiên cứu phát triển “trợ lý ảo” (Virtual assistant) cho lãnh đạo cơ sở in. Định hướng giai đoạn tới toàn ngành tập trung xây dựng hệ thống tiêu chuẩn ngành in; xây dựng bộ tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia. Phối hợp với các địa phương hoàn thiện hệ thống dữ liệu quản lý lĩnh vực xuất bản, in và phát hành, hướng tới cung cấp các chỉ số xếp hạng tốt, chỉ số xếp hạng xấu đối với các doanh nghiệp/cơ sở in trên Cổng thông tin điện tử ngành in. Tập trung công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật, đặc biệt là in lậu. Đối với Hiệp hội In Việt Nam, các hội in thành phố cần xây dựng, hoàn thiện hệ thống dữ liệu hướng tới liên thông trong toàn ngành; chủ động tham gia phản biện chính sách, tích cực bảo vệ lợi ích thành viên hội… Các cơ sở đào tạo, cần cập nhật kiến thức, phân tích và chi tiết hóa các nội dung về quy định xanh, sản xuất xanh, bao bì xanh để áp dụng trong sản xuất, kiểm tra sản phẩm, quá trình thiết lập hồ sơ về sản phẩm bao bì xanh… Đối với các cơ sở in, chủ động tìm hiểu thị trường in xuất khẩu trên thế giới, để chuẩn bị các chứng chỉ quốc tế về tiêu chuẩn quản lý, chất lượng sản phẩm; xây dựng dây chuyền sản xuất phù hợp; tăng cường giao lưu học hỏi để gia nhập thị trường in xuất khẩu.… Tại hội nghị, đại biểu các Sở TT&TT Hà Nội, TP.HCM đã trình bày tham luận về công tác quản lý nhà nước; công tác thanh kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực in… Ông Takumi Hirata - Giám đốc Tiếp thị (Khu vực châu Á Thái Bình Dương), Công ty TNHH DIC (Việt Nam) thuộc Tập đoàn DIC Nhật Bản cũng trình bày tham luận về việc áp dụng vật liệu xanh trong sản xuất sản phẩm in và bao bì bền vững. Đại diện Học viện PrintMedia Việt Nam trình bày về Tiêu chuẩn đánh giá kỹ năng nghề in trong môi trường công nghệ số… Ngành công nghiệp phụ trợ quan trọng Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Thanh Lâm khẳng định: Ngành in và bao bì sẽ đồng hành với sự phát triển của nền kinh tế đất nước bởi đây là một ngành công nghiệp phụ trợ quan trọng. Thứ trưởng nêu những bất cập của ngành in thời gian qua.Thứ nhất, việc di chuyển các cơ sở in ra khỏi cụm dân cư không hoàn thành mục tiêu đề ra, sau 10 năm thực hiện quy hoạch mới di chuyển được khoảng 50 cơ sở trên toàn quốc. Thứ hai, ngành chưa đủ nguồn lực xây dựng được các tiêu chuẩn và hội nhập với tiêu chuẩn quốc tế để tham gia vào chuỗi sản xuất hàng hóa, cung ứng các sản phẩm ngành in ra toàn cầu. Thứ ba, ngành chưa giải quyết căn cơ thách thức về lao động kỹ thuật, về nguồn nhân lực được đào tạo bài bản. Đưa việc đào tạo, sát hạch, công nhận các chuẩn kỹ năng đầu ra lên không gian số là điều cấp thiết. Chỉ có như vậy trong khoảng thời gian không quá dài, không quá tốn chi phí chúng ta mới có thể nâng cao trình độ, cập nhật các kỹ năng mới cho đội ngũ lao động ngành in. Theo Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm, 2024 là năm chú trọng định hướng phát triển và hoàn thiện thể chế của ngành. Năm nay, Bộ TT&TT sẽ trình Chính phủ kiến nghị sửa đổi Luật Xuất bản 2012. Đánh giá về kế hoạch chuyển đổi số ngành in, Thứ trưởng cho rằng phải số hóa cả khâu thủ tục hành chính, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý... Hiện có quá nhiều số liệu về ngành in, nhưng rất khó có số liệu chính xác, chưa quan sát được đầy đủ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Bộ TT&TT sẽ giao Cục Xuất bản, In và Phát hành xây dựng Bộ tiêu chuẩn đo đạc đánh giá và công bố mức độ chuyển đổi số của ngành xuất bản, ngành in. Lập danh sách các cơ sở in, công ty in đáp ứng được một số tiêu chuẩn - tạm gọi là Danh sách trắng (Whitelist). “Trong thực tế hoạt động một số ngành, lĩnh vực thuộc chức năng quản lý Nhà nước của Bộ TT&TT, chúng tôi thấy rằng việc đo đạc, đánh giá, công bố, xếp hạng có tác dụng rất lớn, vừa làm truyền thông, thương hiệu của các chủ thể có liên quan. Việc này không phải là kéo các doanh nghiệp xuống mà biểu dương, tôn vinh cái tốt'', Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm nói. Để ngành in có bước phục hồi mạnh mẽ trong năm 2024 và phát triển bền vững trong thời gian tới, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm cho rằng cần áp dụng các phương pháp thân thiện với môi trường, giảm tác động của ngành in lên môi trường. Việc này không chỉ giúp ngành in hội nhập toàn cầu, tăng tính cạnh tranh mà còn trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp. ''Xây dựng phát triển mô hình nhà máy thông minh, tối ưu hóa các mô hình sản xuất kinh doanh, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để tăng năng suất, giảm chi phí. Vấn đề tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn nghề gắn với xây dựng nguồn nhân lực, đề nghị Cục Xuất bản, In và Phát hành phối hợp với Trường Cao đẳng TT&TT cùng các đơn vị đào tạo trong cả nước, các hiệp hội nhanh chóng xây dựng các tiêu chuẩn Việt Nam cho ngành in, bám sát với tiêu chuẩn quốc tế. Từ đó, chúng ta có cơ sở để sửa đổi, ban hành chuẩn kỹ năng đầu ra với công tác đào tạo nhân lực ngành in. Tăng cường sự gắn bó chặt chẽ giữa cơ quan quản lý nhà nước với các hiệp hội ngành in. Đặc biệt, phải đạt những kết quả đột phá trong công tác phòng chống in lậu, phát hành sách lậu; phải quan tâm đến sự chuyển dịch phương thức kinh doanh từ không gian thực lên không gian mạng”- Thứ trưởng Nguyễn Thanh Lâm nhấn mạnh. Cũng tại Hội nghị triển khai công tác ngành in 2024, Bộ TT&TT đã công bố Quyết định khen thưởng đối với các tập thể, cá nhân xuất sắc trong phong trào thi đua lĩnh vực in năm 2023. Những tiêu chí mới giúp ngành in hoạt động hiệu quảNgày 27/6, Cục Xuất bản In và Phát hành (Bộ Thông tin và Truyền thông) tổ chức Hội thảo giới thiệu một số quy định mới về hoạt động In tại Nghị định số 72/2022/NĐ-CP của Chính phủ. |