Kinh thành Huế, dấu xưa còn lại_kết quả hy lạp
Triển lãm công bố lần đầu gần 100 Châu bản có lưu hình dấu và bút tích ngự phê cùng nhiều tư liệu,ànhHuếdấuxưacònlạkết quả hy lạp hình ảnh về câu chuyện xây dựng Kinh thành Huế. Đặc biệt, những tài liệu, tư liệu và hình ảnh này được triển lãm trên chính khu vực Kỳ Đài, Thượng thành, Kinh thành Huế để du khách đến với Huế có thêm những thông tin giá trị về một nét xưa thành cũ trên đất cố đô.
Triển lãm chia 2 phần: Thuận Hóa - Phú Xuân - Huế trong dòng lịch sử và Kinh thành Huế - dấu tích một triều đại.
Tự bao giờ, xứ Huế đã khoác lên mình vẻ đẹp dịu dàng của dòng sông Hương thơ mộng và ẩn chứa nét u hoài, cổ kính của một Cố đô. Nhìn lại lịch sử, mảnh đất núi Ngự sông Hương này từng đóng vai trò quan trọng trong tiến trình lịch sử của dân tộc Việt Nam.
Từ nửa đầu thế kỷ 17, nơi đây đã được các chúa Nguyễn chọn làm thủ phủ. Đầu thế kỷ 18, đất này trở thành đô thành của Đàng Trong. Dưới triều Tây Sơn, đất Phú Xuân được vua Quang Trung chọn làm kinh đô. Sau khi Nguyễn Ánh thống nhất đất nước, Phú Xuân lại trở thành kinh đô của triều Nguyễn.
Sau khi lên ngôi, Vua Gia Long “muốn mở rộng đô thành để làm nơi bốn phương chầu hội”. Năm 1803, vua sai giám thành là Nguyễn Văn Yến ra “bốn mặt ngoài đô thành cũ Phú Xuân đo cắm để mở rộng thêm”. Sau đó, kinh thành mở ra các xã Phú Xuân, Vạn Xuân, Diễn Phái, An Vân, An Hòa, An Mỹ, An Bảo, Thế Lại và Vua Gia Long thân định cách thức xây thành. Năm 1805, vua bắt đầu cho xây đắp Kinh thành. Việc xây đắp Kinh thành kéo dài đến năm Minh Mệnh thứ 13 (1832) mới hoàn thành. Trong lịch sử Việt Nam thời cận đại, Kinh thành Huế có lẽ là công trình đồ sộ nhất và quy mô nhất.
Kinh thành Huế nằm bên bờ Bắc sông Hương, gồm 3 vòng thành là Kinh thành, Hoàng thành và Tử Cấm thành. Theo thuyết trong Kinh dịch: “Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ hướng minh nhi trị” (Bậc Thánh nhân hướng về phía nam, nghe ngóng thiên hạ, hướng về lẽ sáng để cai trị thiên hạ) nên các công trình này đều quay mặt về hướng Nam).
Kinh thành được xây dựng theo kiến trúc Vauban với 24 pháo đài quanh thành bố trí cách đều nhau. Phía bên ngoài thành có một hệ thống hào, sông bao quanh vừa có chức năng bảo vệ Kinh thành vừa có chức năng giao thông đường thủy. Đồng thời, phía bên trong có sông Ngự Hà là đường thủy duy nhất vắt ngang Kinh thành. Cùng với đó là hệ thống với 10 cửa chính thông ra ngoài thành, 1 cửa thông tới Trấn Bình đài và 2 cửa thủy quan ở phía Đông và Tây trên dòng Ngự Hà.
Phiến đá cổ độc đáo có niên đại gần 3 tỷ năm xuất hiện triển lãm ở HuếCùng với hàng ngàn mẫu hiện vật hóa thạch khác, một phiến đá cổ có niên đại 2,936 tỷ năm tìm thấy ở Việt Nam đang được trưng bày tại TP. Huế gây sự chú ý, tò mò cho du khách đến tham quan.相关文章
Ca sĩ Đình Dũng: ‘Trong tình yêu tôi khóc rất nhiều’
Sau 3 năm hoạt động trong làng giải trí, với nhiều bản hit gây tiếng vang như: S2025-01-12Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Phó Thủ tướng Campuchia Men Sam An
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúctặng quà lưu niệm cho Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia, Bộ trưở2025-01-12Phường đoàn Dĩ An (TX.Dĩ An): Thành lập Quỹ hỗ trợ thiếu nhi khó khăn Gia Minh Châu
Nhằm giúp đỡ và hỗ trợ cho các em thiếu nhi, trẻ em, con em thanh niên công nhân xa quê có hoàn cảnh2025-01-12Yêu cầu Trung Quốc chấm dứt các hành vi vi phạm vùng biển Việt Nam
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên trong nước và quốc tế.2025-01-12Cục Viễn thông đề nghị mạng ảo Reddi tham gia chuyển mạng giữ số
Ông Trần Nam Trung, CEO của mạng di động ảo Reddi cho biết, mạng Reddi sẽ tham gia cuộc chơi chuyển2025-01-12Đoàn trường THPT Bình Phú (TP.Thủ Dầu Một): Tổ chức hội thi “Bình Phú Vocal contest”
Thiết thực chào mừng thành công Đại hội Đoàn trường THPT Bình Phú và Ngày Nhà giáo Việt Nam (20- 11)2025-01-12
最新评论