Từng hàng máy bay tự động,đangkhiếncácloạivũkhítrởnênnguyhiểmhơkq lanus những nhà kho chứa đấy máy móc tự lắp ráp vũ khí, các đội quân người máy và một đội ngũ hacker thiện chiến đều là một phần trong kế hoạch chuẩn bị cho chiến tranh trong tương lai của quân đội Mỹ. Tất cả những thứ nêu trên đều được đề cập đến trong một bản báo cáo vào năm ngoái của phòng nghiên cứu thuộc Bộ Quốc phòng, trong đó họ đã trình bày rõ robot tự động và có trí tuệ nhân tạo (AI) có thể trở thành nền tảng của chiến lược quốc phòng như thế nào.
Peter Donelly, giám đốc Trung tâm Di truyền Wellcome Trust, cho biết: "AI được dùng để tag người ta vào các bức ảnh, để truyền tải yêu cầu trên điện thoại bằng giọng nói, để các nhà bán lẻ trên mạng đưa ra gợi ý về món đồ bạn có thể quan tâm. Tuy nhiên những ứng dụng này chỉ là bề mặt của khả năng tiềm tàng mà công nghệ này mang lại".
AI đã bắt đầu rảo bước vào lĩnh vực quân sự. Vào tháng 1 vừa qua, hãng tin CBS đã quay cảnh một loạt các máy bay không người lái cỡ nhỏ Perdix, được thiết kế để hoạt động như một đội khi cần. Chúng có thể được dùng để theo dõi kẻ thù hoặc gây nhiễu hệ thống radar của đối phương.
Các máy bay không người lái đã có thể bắn đạn thật, phun hơi cay và hoạt động như một loại súng trường điện tử. Ở Nga, một đơn vị robot quân sự có thể đi tuần và ném lựu đạn, và ở Hàn Quốc, các kỹ sư đã xây dựng được tháp canh có khả năng độc lập theo dõi và nhắm bắn đối tượng. Trong khi đó, người ta vẫn sợ rằng bọn tội phạm một ngày nào đó sẽ đủ khả năng lập trình lại và làm các loại vũ khí như xe tự lái hoặc máy bay tự động để tiến hành khủng bố ở những nơi đông người.
Các chuyên gia cũng lo ngại về những người lính được trang bị tinh vi trong các cuộc chiến sắp tới: những bộ máy truyền thông chính trị, các tài khoản mạng xã hội giả được chính phủ thả lỏng hoặc các tài phiệt sử dụng để đe dọa dân chúng.
Theo Samantha Bradshaw, một nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Internet Oxford, thì có "Ít nhất 22 nước đang sử dụng ngân sách để tạo ra các đội quân công nghệ có khả năng thao túng dư luận nhờ các hệ thống tự động".
Trong truyện ngắn "Runaround" viết năm 1942, nhà văn Isaac Asimov đã đưa ra 3 luật định cho robot, nhằm mục đích bảo vệ an toàn cho loài người, và luật định đầu tiên là "một robot không được làm bị thương con người hoặc đứng yên để một người bị tổn thương".
Tuy nhiên, các luật định của Asimov đang trở nên ít liên quan khi bản chất chiến tranh thay đổi. Khi quân đội tăng cường sử dụng các bộ máy thông minh ở mọi mặt trận, thì robot đang chuyển biến từ những công cụ trợ giúp thân thiện với con người thành những con tốt thí phục vụ mục đích quân sự.