Dự án khó khăn
Theíẩndựántiêmkíchđánhchặnhạngnặgiải laliga tây ban nhao tạp chí Military Watch, MiG-701 được cho sẽ là máy bay đầu tiên của Liên Xô có thể tuần tra biên giới ở chế độ hoàn toàn tự động. Việc phát triển chiếc máy bay thế hệ mới được thực hiện tại Cục Thiết kế Mikoyan.
Ban đầu, Cục Thiết kế Sukhoi cũng muốn tham gia vào dự án, nhưng thời điểm đó, các chuyên gia đang nghiên cứu một máy bay ném bom tầm xa mới. Các kỹ sư của Mikoyan gọi MiG-701 là “máy bay chiến đấu để giành ưu thế trên không”.
Tuy nhiên, dự án 701 không bao giờ được hoàn thành. Đầu tiên, các nhà thiết kế đã bị ngăn cản bởi việc cắt giảm kinh phí vào năm 1989, và sau đó là việc đóng cửa hoàn toàn dự án vào năm 1991 sau sự sụp đổ của Liên Xô.
Do đó, MiG-701 chỉ tồn tại dưới dạng mô hình. Máy bay mới được cho là nặng hơn đáng kể so với MiG-31. Một chuyên gia tin rằng, ngay cả khi Liên Xô không sụp đổ, lãnh đạo không quân vẫn sẽ từ chối thực hiện dự án này.
MiG-701 được cho là có chiều dài thân từ 30-31m, so với 22,7m của MiG-31. Sải cánh tăng từ 13,5 lên 20m. Chiều cao đã được giảm 0,15m xuống còn 5m. Trần bay tối đa ước tính của MiG-701 có thể là 20km và tốc độ là 2.500 km/h. Với phi hành đoàn 2 người, chiếc máy bay được cho là có thể nâng tới 65 tấn so với 46 tấn của MiG-31.
Đặc điểm nổi bật của MiG-701 là tầm bay tăng gần gấp 3 lần so với MiG-31. Khi bay với tốc độ siêu thanh ở độ cao khoảng 17km, máy bay này có thể đánh chặn mục tiêu ở khoảng cách rất xa. Các nhà nghiên cứu cho biết, MiG-701 sẽ có khả năng thực hiện nhiệm vụ tại các vùng lãnh thổ rộng lớn và dân cư thưa thớt của Liên Xô ở Bắc Cực, Siberia và Viễn Đông.
Trang bị vũ khí
Vũ khí trang bị cho MiG-701 vẫn còn là một điều bí ẩn. Đến năm 1991, tên lửa R-37 được phát triển ở Liên Xô, khi đó nhiều người coi là tên lửa không đối không mạnh nhất thế giới. R-37 được cho là sẽ đi vào hoạt động vào khoảng năm 1994, cùng với MiG-31M.
Tên lửa có tầm bắn hơn 300km, dẫn đường bằng radar chủ động và đầu đạn nặng hơn 60kg. Nga đã hồi sinh chương trình này với một số sửa đổi (như R-37M) chỉ một thời gian ngắn trước năm 2010.
Theo các báo cáo, có lẽ MiG-701 sẽ nhận được một phiên bản cải tiến của R-37, sau đó nó sẽ chuyển sang thiết kế của riêng mình, giống như MiG-31 ban đầu sử dụng tên lửa R-40 từ “người tiền nhiệm” MiG- 25.
Liên Xô từng đạt được tiến bộ đáng kể trong việc phát triển vũ khí siêu thanh và triển vọng về một tên lửa chiến đấu siêu thanh tầm cực xa. R-37 là tên lửa siêu thanh nhỏ và đạt vận tốc Mach 6.
MiG-701 được cho có nhiệm vụ bảo vệ không phận Liên Xô khỏi các máy bay tàng hình tương lai của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), chẳng hạn như máy bay ném bom B-2 Spirit.
Mặc dù dự án đã kết thúc hơn 3 thập kỷ trước, nhưng thông tin chi tiết về kế hoạch phát triển thế hệ kế nhiệm MiG-31 của Nga như một phần của chương trình PAK DP (Hệ thống đánh chặn tầm xa cho máy bay) vẫn cực kỳ ít ỏi.