Nhận lời mời của Tổng thống Singapore Tony Tan Keng Yam,ắtchặtquanhệĐốitácChiếnlượcViệketquabong da Chủ tịch nước Trần Đại Quang và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao nước ta bắt đầu thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Singapore từ ngày 28-30/8. Đây cũng là chuyến thăm xã giao theo thông lệ ASEAN của Chủ tịch nước Trần Đại Quang sau khi đảm nhận vai trò Chủ tịch nước; đồng thời tiếp tục triển khai đường lối đối ngoại của Đại hội Đảng XII, đưa mối quan hệ quốc tế phát triển đi vào chiều sâu, củng cố và làm sâu sắc hơn quan hệ Đối tác chiến lược với Singapore.
Cách đây 43 năm, ngày 1-8-1973, Việt Nam và Singapore chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao. Đặc biệt, sau khi Việt Nam tham gia ASEAN tháng 7-1995, quan hệ hai nước chuyển sang một giai đoạn phát triển mới. Nổi bật nhất trong quan hệ hợp tác giữa hai nước hơn 40 năm qua là sự phát triển của mối quan hệ chính trị rất tin cậy và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực như kinh tế, đầu tư, thương mại, quốc phòng, an ninh, giáo dục...
Đặc biệt, trong những năm gần đây, quan hệ Việt Nam-Singapore đã có những bước nhảy vọt cả về lượng và chất trên mọi lĩnh vực. Điều này thể hiện rõ qua hàng loạt chuyến thăm cấp cao của nguyên thủ hai nước; lãnh đạo các bộ, ngành hai bên cũng thường xuyên thăm gặp gỡ, trao đổi, hợp tác.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Thủ tướng Lý Hiển Long (tháng 9-2012)
Như chuyến thăm Singapore của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (9-2012); Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết (11-2009); Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (9-2011) và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhiều lần thăm Singapore.
Về phía Singapore, Tổng thống Tony Tan Keng Yam ngay sau khi nhậm chức đã sang thăm Việt Nam (4-2012); Thủ tướng Lý Hiển Long cũng đã nhiều lần sang thăm Việt Nam và dự hội nghị ASEM 10-2004; 12-2004; 9-2006; dự APEC 11-2006; 1-2010; 9-2013)...
Bên cạnh đó, các cơ chế hợp tác trong lĩnh vực ngoại giao, an ninh, quốc phòng của hai nước được duy trì và ngày càng phát huy hiệu quả. Trong đó nổi bật là tham khảo chính trị thường niên cấp Thứ trưởng Ngoại giao được hai nước đặc biệt quan tâm. Qua cơ chế này giúp tăng cường sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa hai Bộ Ngoại giao, tạo cơ hội để hai bên trao đổi quan điểm về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm và hợp tác giữa hai Bộ Ngoại giao.
Tiếp nối tinh thần đó, Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiến hành thăm Singapore sau khi đảm nhận cương vị mới nhằm củng cố, tăng cường và thắt chặt mối quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Singapore.
Điểm sáng trong quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai nước ngày càng có hiệu quả, nhất là về kinh tế - thương mại. Việt Nam đã trở thành một trong những thị trường chính về hợp tác thương mại, đầu tư của Singapore ở Đông Nam Á. Năm 2004, hai bên đã ký "Tuyên bố chung về khuôn khổ hợp tác toàn diện trong thế kỷ 21”.
Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam của Thủ tướng Lý Hiển Long (9-2013), hai bên quyết định nâng tầm quan hệ lên Đối tác chiến lược, quan hệ Việt Nam- Singapore đã vươn lên một tầm cao mới cả về lượng và chất.
Lãnh đạo hai nước cũng đã nhất trí thực hiện sáng kiến kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Singapore với 6 lĩnh vực gồm: tài chính; đầu tư; thương mại-dịch vụ; giao thông vận tải; bưu chính viễn thông-công nghệ thông tin và giáo dục đào tạo. Đây là chương trình hợp tác toàn diện, hướng tới mục tiêu gắn kết các khâu sản xuất, thương mại, đầu tư, tiêu dùng của Việt Nam với Singapore để tạo ra sự bổ trợ, kết hợp hai nền kinh tế, tạo môi trường chính sách thuận lợi và định hướng khung để doanh nghiệp hai nước hợp tác, phát huy hiệu quả cao nhất các mối quan hệ hợp tác song phương cũng như với nước thứ ba.
Về thương mại, từ 1996 đến nay, Singapore luôn là một trong những đối tác lớn nhất của Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai nước tăng theo từng năm. Nếu như năm 2005, kim ngạch thương mại hai nước chỉ đạt 6,4 tỷ USD, đến năm 2015 đạt 16,22 tỉ USD.
Bên cạnh đó, đầu tư trực tiếp từ Singapore vào Việt Nam liên tục tăng từ năm 1998. Theo số liệu từ Bộ Công Thương, chỉ riêng trong hai năm 2014 và 2015, thương mại 2 bên tăng trưởng khoảng 12%/năm. Hiện, Singapore tiếp tục là nhà đầu tư lớn thứ 3 ở Việt Nam, với tổng vốn hơn 36,5 tỉ USD. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư chủ yếu của Singapore vào Việt Nam là kinh doanh bất động sản, công nghiệp chế biến, chế tạo, xây dựng.
Một số dự án quy mô lớn của nhà đầu tư Singapore đã và đang đóng góp rất lớn cho sự phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam. Các khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) trải dài khắp cả nước đang góp phần rất lớn để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trong đó có nhà đầu tư Singapore và trở thành hình mẫu hợp tác đầu tư Việt Nam - Singapore.
Tính đến tháng 3/2016, Singapore đã đầu tư thêm vào Việt Nam gần 2 tỉ USD, với 114 dự án mới và 43 dự án tăng vốn. Các dự án đầu tư của Singapore được đánh giá hiệu quả, triển khai nhanh, tập trung vào các lĩnh vực trọng yếu trong chuyển dịch kinh tế vùng miền của Việt Nam.
Không chỉ hợp tác thương mại, đầu tư, Việt Nam và Singapore cũng đã tích cực hợp tác trong các lĩnh vực khác. Quan hệ giáo dục và văn hóa giữa hai nước ngày càng được tăng cường và mở rộng. Singapore tích cực hợp tác giúp đỡ Việt Nam trong các lĩnh vực như: khoa học, kỹ thuật, phát triển nhân lực, tài chính, du lịch, ngân hàng, chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam về kinh tế thị trường, hội nhập khu vực và quốc tế.
Giữa Việt Nam và Singapore không chỉ là mối quan hệ hợp tác song phương, mà còn là sự hợp tác chặt chẽ trong khuôn khổ ASEAN, APEC, ASEM… nhằm tăng cường đoàn kết và phát huy vai trò trung tâm của ASEAN ở khu vực, vì hòa bình, an ninh và phát triển.
Với những thành tựu đạt được trong hợp tác về chính trị và kinh tế giữa Việt Nam và Singapore trong hơn 40 năm qua, tin tưởng chắc chắn rằng, chuyến thăm Singapore tới đây của Chủ tịch nước Trần Đại Quang và phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao nước ta sẽ góp phần thắt chặt và làm sâu sắc hơn mối quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Singapore.
Qua đó mang lại lợi ích thiết thực cho nhân dân hai nước, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển trong khu vực và trên thế giới./.
Theo VOV
(责任编辑:La liga)