Trong lịch sử và kể cả hiện nay,ữngđiềuítngườibiếtvềđếchếWikiLeaksvàôngtrùđánh bầu cua bằng một cách nào đó, hàng loạt tài liệu của chính phủ Mỹ đã bị rò rỉ ra ngoài và bị phát tán công khai. Lầu Năm Góc để lộ thông tin về chiến dịch đánh bom bí mật mà người Mỹ thực hiện trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Tiếp sau là vụ Deep Throat, một biệt hiệu được đặt cho người đưa tin cho chính phủ nhưng sau đó rò rỉ thông tin về vụ scandal Watergate (từ 1972 đến 1974) để rồi khiến Tổng thống Mỹ Nixon bị hạ bệ (30 năm sau, danh tính Deep Throat được xác định là Mark Felt, cựu Phó Giám đốc của FBI)...
Trong thời gian qua, một trong những tổ chức phát tán tin rò rỉ lớn nhất thế giới chính là WikiLeaks. Tổ chức này nói rằng, trong 11 năm qua, họ đã cho tung ra hơn 10 triệu bí mật chính phủ trên website của mình. Các tài liệu bị phát tán rất đa dạng, từ đoạn video cho thấy máy bay trực thăng Apache của Mỹ bắn và làm chết hai nhà báo trong chiến tranh Iraq, cho đến email của Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ, đưa ra cáo buộc hành vi sai trái trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2016.
Hôm 7/3/2017, tổ chức này lại công bố hàng ngàn tài liệu miêu tả chi tiết các cách thức và công cụ mà tình báo Mỹ CIA dùng để hack vào điện thoại, TV, và cả xe hơi. Tài liệu cũng tiết lộ, CIA hack cả vào được các phần mềm của Apple, Google và Microsoft. CIA không phủ nhận cũng không xác nhận tính xác thực của tài liệu, chỉ nói rằng một phần công việc của họ là "bảo vệ, phòng thủ".
Vậy WikiLeaks là ai? Nhóm này hoạt động ra sao? Động cơ của việc tung ra các tài liệu được xem là bí mật này là gì? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu.
WikiLeaks là ai?
WikiLeaks là một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế được sáng lập năm 2006. Mục đích của nó là để cho xuất bản các tài liệu được xếp vào danh mục bị hạn chế tiếp cận. Tính đến thời điểm này, tổ chức nói rằng đã phát hành hơn 10 triệu tài liệu, tuy nhiên, WikiLeaks không tiết lộ họ còn sở hữu tài liệu nào chưa công bố hay không.
Một trong những tài liệu rò rỉ được đánh giá cao là video trực thăng quân sự Mỹ đã bắn vào các nhà báo và người dân ở Iraq năm 2007. Một nguồn ngoài tiết lộ rằng, người cung cấp video là cựu phân tích tình báo cho quân đội Mỹ là Chelsea Manning (trước đó được biết đến với cái tên Bradley).
WikiLeaks hoạt động ra sao?
Bạn có thể hình dung WikiLeaks là một người trung gian. Nguồn tin rò rỉ, thay vì tung thông tin cho báo chí, đã đưa thông tin cho WikiLeaks. Tổ chức này sau đó sẽ đánh giá và phân phối thông tin, trong khi danh tính những người cung cấp tin sẽ được giữ kín để tránh việc họ bị trả đũa.
Website của WikiLeaks tuyên bố: "Mặc dù không tổ chức nào có thể hy vọng sẽ mãi có một bản ghi hoàn hảo, cho tới này WikiLeaks đã làm tốt việc xác thực tài liệu và chống lại các nỗ lực nhằm tìm cách kiểm duyệt thông tin".
Lãnh đạo WikiLeaks là ai?
Ông chủ của WikiLeaks là Julian Assange, 45 tuổi, đến từ Australia. Assange từng nói rằng, trước Wikileaks, ông là lập trình viên máy tính và cũng là một nhà hoạt động xã hội. Ông tránh nói mình là một "hacker".
Năm 2006, ông giúp sáng lập WikiLeaks. Trong những năm đầu hoạt động, Assange đến nhiều nơi trên thế giới để thực hiện các bài nói chuyện, phỏng vấn, tạo dựng mình là hình ảnh của tổ chức. Câu chuyện của ông được đưa vào bộ phim "The Fifth Estate" (tạm dịch: Quyền Lực Thứ Năm) ra mắt năm 2013 trong đó diễn viên Benedict Cumberbatch vào vai Assange.
Cách đây 5 năm, Assange xin được tị nạn trong đại sứ quán của Ecuador ở London (Anh) nhằm tránh bị dẫn độ sang Thuỵ Điển, nơi ông bị cáo buộc tội hãm hiếp. Assange không chính thức bị buộc tội và ông cũng đã phủ nhận cáo buộc đối với mình. Những cáo buộc khác nhằm vào ông cũng đã bị huỷ bỏ và Assange đã ở trong đại sứ quán Ecuador từ 19/6/2012 - theo thông tin từ trang Telegraph.
Ngày 24/2/2011, một toà án Anh đồng ý thực hiện theo yêu cầu của Thụy Điển để dẫn độ Assange. Nếu Assange rời đại sứ quán, ông sẽ ngay lập tức bị cảnh sát Anh bắt giam và dẫn độ.
Trong suốt một cuộc họp báo năm 2013, nguyên Tổng thống Mỹ Obama đã nói về chủ đề Assange và WikiLeaks, nói rằng các rò rỉ liên quan đến an ninh quốc gia đã đặt mọi người vào nguy hiểm. "Tôi không xin lỗi và không nghĩ người Mỹ sẽ kỳ vọng rằng, tôi, dưới tư cách là Tổng tư lệnh, không quan tâm tới các thông tin có thể làm tổn thương hoặc khiến họ bị giết chết".
Assange nói rằng ông sợ quan chức Thuỵ Điển sẽ dẫn độ ông sang Mỹ để đối mặt với các cáo buộc về việc làm rò rỉ tài liệu của chính phủ và tài liệu quân sự, mặc dù tính đến nay chưa có một lệnh dẫn độ nào chính thức từ Mỹ được đưa ra.
Trong một tweet được đăng trên tài khoản Twitter của WikiLeaks hôm 12/1/2017, Assange đưa ra đề nghị ông đồng ý bị dẫn độ tới Mỹ nếu cựu Tổng thống Obama thả bà Chelsea Manning, người bị phạt tù 35 năm do rò rỉ hàng ngàn tài liệu bí mật của quân đội Mỹ.
If Obama grants Manning clemency Assange will agree to US extradition despite clear unconstitutionality of DoJ case https://t.co/MZU30SlfGK
— WikiLeaks (@wikileaks) January 12, 2017
5 ngày sau ông Obama giảm án phạt đối với Manning, và nhiều khả năng bà sẽ được thả vào ngày 17/5/2017.
Động cơ của WikiLeaks là gì?
Trên trang web và trang mạng xã hội của mình, WikiLeaks nói rằng; "Chúng tôi mở ra (các bí mật của) chính phủ". Chắc chắn rằng, việc xuất bản các tài liệu, email và video mật giúp chúng ta nắm bắt được các hành động bên trong của chính phủ Mỹ. Tuy nhiên, không phải ai cũng tin rằng, động cơ của tổ chức này chỉ đơn thuần là vậy.
Khi WikiLeaks cho tiết lộ các email từ Ủy ban quốc gia đảng Dân chủ và quản lý cho chiến dịch tranh cử tổng thống của bà Hillary Clinton là John Podesta, các nhà phân tích cho rằng, mục đích của tổ chức này là để gây tổn hại cho chiến dịch của bà Clinton. Có khả năng WikiLeaks nhận được các tài liệu này từ chính phủ Nga nhằm làm ảnh hưởng đến kết quả của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016. Trong một báo cáo tổng hợp được tung ra hôm 6/1/2017, CIA, FBI, và NSA nói rằng hacker Nga đã dùng WikiLeaks để phân phối các tài liệu và email từ Ủy ban quốc gia đảng Dân chủ.
Làm sao chúng ta biết các nội dung mà WikiLeaks tiết lộ là thật?
Chúng ta không biết được điều đó. Mục tiêu của WikiLeaks là làm minh bạch các hoạt động của chính phủ, tuy nhiên, chính bản thân tổ chức này lại không minh bạch về quá trình thu thập thông tin của mình. Bởi vậy, cho tới nay việc xác thực thông tin của WikiLeaks chỉ có thể nhờ vào các cơ quan tin tức chính thống mà thôi.