Bộ trưởng Bộ Xây dựng vừa ký Quyết định ban hành kèm theo Kế hoạch kiểm tra việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về quản lý chi phí,ữabãogiávậtliệuBộXâydựngkiểmtrahợpđồngxâydựngđịaphương soi kèo bóng đá argentina hợp đồng xây dựng tại 7 địa phương Quảng Ninh, Thanh Hoá, Khánh Hoà, Tiền Giang, Cần Thơ, Đồng Nai và Lâm Đồng.
Quyết định kế hoạch kiểm tra dựa trên căn cứ công điện số 252 ngày 16/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc đôn đốc triển khai quyết liệt, hiệu quả Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế, xã hội và văn bản số 2360 ngày 15/4/2022 của Văn Phòng Chính phủ về việc biến động giá nhiên, vật liệu đối với các dự án công trình xây dựng giao thông trên cả nước nhất là tại 7 địa phương nêu trên.
Để thực hiện hoạt động kiểm tra, Bộ Xây dựng có văn bản gửi UBND các địa phương đề nghị báo cáo các nội dung kiểm tra và cung cấp tài liệu liên quan.
Tiếp đó là các bước tổ chức, làm việc tại địa phương, với UBND cấp tỉnh và làm việc với một số cơ quan chuyên môn về xây dựng, Ban quản lý dự án chuyên ngành, đơn vị tư vấn, thi công xây dựng và một số đơn vị có liên quan khác.
Các địa phương lập báo cáo nội dung kiểm tra, thời gian hoàn thành báo cáo gửi Bộ Xây dựng theo kế hoạch kiểm tra tại từng địa phương. Thời gian tổ chức thực hiện kiểm tra dự kiến vào quý II-III/2022, thời gian kiểm tra tại mỗi địa phương từ 3-5 ngày và tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra vào quý III/2022.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng yêu cầu, việc kiểm tra phải thực hiện nghiêm túc, khách quan, trung thực, không gây trở ngại đến hoạt động của các đơn vị được kiểm tra. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, để đảm bảo việc kiểm tra mang tính toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm. Kết quả kiểm tra phải được tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Xây dựng sau khi tiến hành Kế hoạch kiểm tra.
Được biết, hiện Bộ Xây dựng đã giao Cục Kinh tế xây dựng và các cơ quan chuyên môn nghiên cứu giải pháp về tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát để đảm bảo thuận tiện, không chồng chéo gây vướng mắc. Trường hợp vượt thẩm quyền sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Thời gian qua, nhiên, vật liệu có nhiều biến động. Nhiều dự án trong đó có những dự án giao thông trọng điểm gặp khó khăn, không đảm bảo tiến độ vì thiếu vật liệu xây dựng, vật liệu xây dựng tăng giá cao.
Trước đó, tại Công văn số 2360 ngày 15/4, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành, các cơ quan liên quan nghiên cứu các kiến nghị của Bộ Giao thông vận tải về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh hợp đồng, điều chỉnh giá hợp đồng do ảnh hưởng biến động giá vật liệu đối với các dự án đang triển khai theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, nghiên cứu ban hành, điều chỉnh, bổ sung cơ chế chính sách theo thẩm quyền về cơ chế chính sách quản lý giá nhiên, vật liệu xây dựng; kịp thời báo cáo những vấn đề vượt thẩm quyền.
Phó Thủ tướng cũng giao UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan xây dựng, công bố giá và chỉ số giá các loại vật liệu theo quy định và khẩn trương thực hiện các giải pháp để quản lý giá, bình ổn giá các vật liệu xây dựng công trình giao thông nói chung và các dự án giao thông trọng điểm quốc gia theo đúng quy định của pháp luật.
Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo các cơ quan, chủ đầu tư, ban quản lý dự án, tư vấn, nhà thầu… tiếp tục đẩy nhanh triển khai thi công xây dựng các dự án, chủ động nguồn vật tư, vật liệu phục vụ xây dựng công trình bảo đảm tiến độ các dự án công trình giao thông tuân thủ hợp đồng đã ký và theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; phối hợp chặt chẽ với Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan trong việc nghiên cứu giải pháp, cơ chế chính sách cần thiết để quản lý, bình ổn giá nhiên, vật liệu xây dựng.
Thanh Sơn
Bộ Xây dựng đề nghị các địa phương chỉ đạo Sở Xây dựng kịp thời cập nhật, điều chỉnh công bố giá vật liệu xây dựng, chỉ số giá xây dựng phù hợp thị trường, tránh các hiện tượng "đầu cơ, thổi giá".