Cứ mỗi dịp đất nước kỷ niệm những ngày lễ lớn,ườiconkiêncườngđấlichj thi ddaaus bongs ddas tôi lại bồi hồi nhớ về chị với một cảm giác như người mắc lỗi. Kể từ ngày làm báo đến nay, cơ duyên đã đưa tôi trở thành một người thân trong gia đình của chị. Tôi đã nhiều lần đọc và tìm hiểu về cuộc đời của chị. Và mỗi lần như thế, tôi thầm hứa phải viết về những chiến công của chị. Nhưng rồi tôi lại chưa viết được! Hôm nay, trong những ngày tháng tư sục sôi, tôi lại nhớ đến chị và xin được kể với bạn đọc câu chuyện về chị: Liệt sĩ Nguyễn Thị Kim Phượng (còn có tên là Trần Thị Vẹn), nguyên Đại đội trưởng Đại đội nữ Bến Cát (C5) - người con ưu tú của quê hương Thanh An, Dầu Tiếng anh hùng…
Liệt sĩ Nguyễn Thị Kim Phượng
Mỗi lần lên Dầu Tiếng công tác, có dịp là tôi lại ghé xã Thanh An thăm cựu chiến binh Trần Quốc Hoàng, em trai của chị Phượng. Lần nào cũng vậy, câu chuyện của chúng tôi đều xoay quanh về những năm tháng chiến đấu của chị. Thỉnh thoảng, anh Hoàng dẫn tôi ra bến sông Sài Gòn, nơi cách đây hơn 40 năm về trước, chị Phượng đã trốn nhà lên đường tòng quân. Vẫn còn đó sông xưa, bến cũ, con đò mà bóng người xưa đâu chẳng thấy. Chiến tranh khốc liệt đã cướp đi biết bao người con ưu tú của dân tộc, trong đó mảnh đất Thanh An hiền hòa có đến 432 liệt sĩ. Những chiều bên bến sông Sài Gòn, tôi thấy đôi mắt của anh Hoàng mang mác nỗi buồn khôn nguôi. Con sông hiền hòa bao đời vẫn chảy, nước trong veo, những cánh bèo lững lờ trôi nhưng dưới lòng sông này, một thời đạn lửa đã hòa biết bao máu xương của cha ông. Những ai đã đi qua cuộc chiến, những người như anh Hoàng càng thấu hiểu nỗi đau của chiến tranh…
Đồng chí Nguyễn Thị Kim Phượng đã 2 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ cấp ưu tú, một danh hiệu Dũng sĩ diệt cơ giới và một danh hiệu Dũng sĩ diệt máy bay; 3 năm liền là Chiến sĩ thi đua cấp phân khu và cấp tỉnh; một Huân chương Chiến công giải phóng hạng hai và nhiều bằng khen, giấy khen… Riêng C5, ngày 20-10-1976, được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. 相关推荐
|