Tối nay (19-10),ềnthoạimộtconđườđội hình arsenal gặp southampton HộiTruyền thống Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh Việt Nam tỉnh Bình Dương sẽ tổ chứcchương trình truyền hình trực tiếp “Dấu ấn Trường Sơn - Miền Đông Nam bộ”.Chương trình nhằm tri ân các lực lượng làm nhiệm vụ soi, mở con đường TrườngSơn huyền thoại, đặc biệt là đoạn từ Nam Tây nguyên đến miền Đông Nam bộ; đồngthời, kêu gọi các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm ủng hộ Quỹ “Nghĩatình đồng đội” nhằm giúp đỡ những hội viên khó khăn.
Dấu ấn Trường Sơn
Đại tá Lê Văn Hòa, Chủ tịch Hội Truyền thống Trường Sơn - ĐườngHồ Chí Minh Việt Nam tỉnh cho biết, những người tham gia soi, mở đường TrườngSơn đoạn từ Nam Tây nguyên đến miền Đông Nam bộ hiện nay không còn nhiều, sốcòn sống đa phần đã lớn tuổi. Vì vậy, hội tổ chức chương trình “Dấu ấn TrườngSơn - Miền Đông Nam bộ” nhằm tri ân các anh bộ đội Trường Sơn, cô thanh niênxung phong, dân công hỏa tuyến làm nhiệm vụ soi, mở đường Trường Sơn huyền thoại,đặc biệt là đoạn từ Nam Tây nguyên đến miền Đông Nam bộ gồm đoàn B.90, C.200,C.300, C.270, liên khu 6 và khu 10.
Những người lính,thanh niên xung phong và dân công hỏa tuyến Trường Sơn năm xưa tại Đài tưởng niệmĐắc R’Tih, Đắc Nông, nơi 2 đoàn B.90 và C.200 gặp nhau
Hơn 54 năm sau ngày các đoàn B.90, C.200 được thành lập, làmnhiệm vụ soi, mở đường từ Nam Tây nguyên đến miền Đông Nam bộ đến nay chỉ cònkhoảng 10 người còn sống, ở Bình Dương và một số tỉnh miền Đông Nam bộ. Mỗi khicó dịp gặp lại là các chú vui mừng khôn xiết. Những thanh niên trai tráng thời đógiờ đã lớn tuổi nhưng họ còn nhớ những ký ức về một thời gian lao mà anh dũng.
Ông Phạm Văn Nhường (Đoàn B.90), hiện đang ở phường An Thạnh(TX.Thuận An) kể về chuyến hành quân lịch sử của mình: Đơn vị ông chính thứcthành lập ngày 25- 5-1959, lấy phiên hiệu là Đoàn B.90, gồm 25 đồng chí. Nhiệmvụ của Đoàn B.90 là về chiến trường miền Nam, đến Nam Đắc Lắc hợp nhất với Độivũ trang công tác Đắc Mil; Đảng bộ tỉnh Đắc Lắc đã lãnh đạo, chỉ đạo gầy dựngcơ sở và soi, mở đường về Nam bộ, xây dựng hành lang chiến lược nối liền 2 chiếntrường Nam Tây nguyên và Đông Nam bộ. Phương châm của đoàn là “Đi không dấu, nấukhông khói, nói không tiếng”. Để thực hiện phương châm ấy, tất cả đều không đidép. Có thể nói, trong tất cả cái khổ của cuộc hành quân thì đi chân trần là khổnhất, bởi lâu nay sống ở miền Bắc, các anh đã quen đi dép. Giờ đường rừng đầyhiểm trở, nhiều người đôi chân rướm máu. Trên đường hành quân, đoàn không nhớ hếtmình đã vượt qua bao nhiêu khe suối, núi cao của dãy Trường Sơn hùng vĩ. Chỉ biếtrằng núi tiếp núi với cái điệp khúc “Có đi có đến, không đi không đến”.
Còn ông Nguyễn Thanh Tâm (Đoàn C.200) cho biết, tháng7-1959, Đại đội 200 (mật danh C.200) được thành lập tại đồi Bằng Lăng, làngkháng chiến Bù Cháp (nay thuộc xã Tà Lài, huyện Tân Phú, Đồng Nai) với 17 đồngchí. Nhiệm vụ của C.200 là vũ trang tuyên truyền, xây dựng cơ sở cách mạngtrong vùng đồng bào dân tộc thiểu số dọc bờ sông Đồng Nai nhằm mở rộng căn cứChiến khu Đ về phía bắc, tiếp giáp với tỉnh Đồng Nai Thượng (Lâm Đồng ngàynay). Bởi đến thời điểm này, đây vẫn là vùng trắng chưa xây dựng được cơ sởcách mạng trong đồng bào dân tộc thiểu số. Tháng 6-1960, C.200 tách ra một bộphận làm nhiệm vụ đặc trách mở đường ra phía bắc để móc nối với lực lượng ĐoànB.90 đang từ Nam Tây nguyên vào. Đoàn phải tự cắt rừng soi đường mà đi, khôngđược đi theo đường mòn của dân, không được tiếp xúc với đồng bào để tuyệt đốigiữ bí mật về chủ trương mở đường. Đoàn cắt rừng đi rất vất vả, hết trèo đồinúi đến lội qua suối, gai cào, vắt cắn. Lương thực mang theo 5 lít gạo và 1 lítmuối, vì vậy thực phẩm chủ yếu là muối và rau rừng như môn dốc, lá tàu bay, lábép, măng…
Ròng rã 4 tháng trời khổ cực như thế, đến ngày 30-10- 1960,2 đoàn B.90 và C.200 mới gặp nhau tại vàm Đắc R’Tih, rừng Ba Sa Ya (thuộc tỉnhĐắc Nông ngày nay), khai thông tuyến đường giao liên từ Nam Tây nguyên vào ĐôngNam bộ. Từ đây, đường mòn Trường Sơn được mở, miền Nam mới đón nhận được sự chiviện sức người, sức của từ miền Bắc.
Nghĩa tình đồng đội
Đại tá Lê Văn Hòa, Chủ tịch hội cho biết chiến tranh đã điqua hơn 38 năm. Bình Dương đang cùng cả nước trên đà phát triển mạnh mẽ. Cáiđói, cái nghèo, cái lạc hậu đã được đẩy lùi; đời sống người dân ngày càng đượcnâng lên. Các công trình phúc lợi công cộng, các chính sách xã hội - từ thiệndành cho người nghèo luôn được Đảng, Nhà nước và cộng đồng quan tâm, nhất là nhữngđối tượng có công với đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn những chiến sĩcó hoàn cảnh rất khó khăn. Họ không phải “siêng ăn nhác làm” mà tất cả do hậuquả chiến tranh để lại. Có người, một phần thân thể đã để lại nơi chiến trườngác liệt; có người mang trong mình chất độc da cam (CĐDC)/dioxin, để lại hậu quảkhông chỉ cho mình, mà cho nhiều thế hệ sau này…
Hoàn cảnh của ông Lê Khắc Hải, ở khu phố 7, phường Phú Lợi(TP.TDM) là một điển hình. Trong kháng chiến, ông 3 lần viết đơn tự nguyện mớiđược tham gia bộ đội. Bởi bố ông là dân công tiếp vận chống Pháp hy sinh, màông lại là con một nên được miễn. Nhưng với truyền thống yêu nước từ gia đình,ông cũng muốn được làm anh “Bộ đội Cụ Hồ”. Ông kể, đi hành quân trên đường TrườngSơn mới thấm. Trên đầu thì bom đạn, dưới thì vắt, muỗi cắn. Thiếu cơm nhiều lúcphải lấy quần áo, tư trang đổi cơm. Nhiều chiến sĩ không qua nổi mưa rừng, sốtrét. Còn ông, cứ 1 ngày khỏe, 1 ngày sốt đồng đội phải khiêng, có khi nằm lạitrạm giao liên. Nhưng bản thân ông nói riêng, bộ đội Trường Sơn nói chung đã thấmnhuần quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, nêu cao tinh thần yêu nước nêndũng cảm kiên cường, vượt qua biết bao gian khổ, hy sinh, khó khăn ác liệt đểhoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mở đường, đánh thắng cuộc chiến tranh ngăn chặn lựclượng cách mạng của đế quốc Mỹ.
Hòa bình lập lại, lịch sử sang trang mới thì cuộc đời của nhữngngười từng vào sinh ra tử như ông cũng đổi thay, sung sướng hơn. Nhưng hậu quảchiến tranh đâu dễ xóa mờ, nó để lại vô cùng nặng nề. Vợ chồng ông có 3 ngườicon thì 2 người bị nhiễm CĐDC nặng nên trí óc không còn minh mẫn. Vợ chồng ôngtiếp tục lăn lộn với cuộc sống để nuôi mấy đứa con bệnh tật qua ngày. Mà đâu chỉđời con, mới đây đứa cháu ngoại của ông cũng đã trở thành nạn nhân CĐDC. Mỗingày nhìn con mà lòng ông đau như cắt, ông chỉ mong mình có đủ sức khỏe để locho con. Nhưng ước mơ đó đã không thành sự thật khi ông được bác sĩ phát hiện mắcbệnh ung thư tuyến giáp, không biết trụ được đến khi nào.
Hoàn cảnh của ông Nguyễn Quốc Vương, ở khu phố 9, phường PhúLợi (TP.TDM) cũng đáng thương không kém. Trong căn nhà tường cũ kỹ, hai cha conông (con ông cũng là nạn nhân CĐDC) đang sớm tối đùm bọc lẫn nhau. Khó khăn làvậy nhưng ông Vương cho rằng mình cũng còn có những niềm vui, vui nhất là đượcNhà nước quan tâm nên ông mới được tăng lương lên gần gấp đôi. Bây giờ tuy cònvất vả vì con bệnh tật nhưng được như thế này với ông đã may mắn lắm rồi.
Kể về cuộc đời lắm thăng trầm của mình, ông Vương nói: Vợông 4 lần sinh nở nhưng chỉ được 2 đứa còn sống, 2 đứa đầu chết từ nhỏ vì nhiễmCĐDC. Trong 2 đứa con còn lại thì lại thêm 1 đứa bị nhiễm CĐDC. Ngày qua ngày,con ông chỉ lớn về thể xác chứ trí não không phát triển. 13 năm trước, vì khôngchịu nổi cảnh cơ cực, vợ ông đã dẫn đứa con nhỏ ra đi, để lại hai cha con vớinhiều khó khăn. Ông vừa đi làm, vừa thay vợ chăm con… Tất cả cũng do hậu quảchiến tranh, hậu quả của những năm tháng ông cùng nhiều thanh niên xung phongkhác làm nhiệm vụ dưới mưa bom lửa đạn.
Từ những hoàn cảnh thương tâm đó, Đại tá Lê Văn Hòa mong muốncác cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm cùng chung tay ủng hộ Quỹ “Nghĩatình đồng đội” để giúp cho những hội viên khó khăn. Đây cũng xem là một phần bùđắp để khắc phục hậu quả chiến tranh để lại.
THU THẢO
(责任编辑:Thể thao)