Ủy viên Bộ Chính trị,ângcaochấtlượngnghiêncứutuyêntruyềngiáodụcLịchsửĐảkèo pháp Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng tham quan sách trưng bày Lịch sử Đảng bộ các địa phương. Ngày 17/8, tại thành phố Huế, Ban Tuyên giáo Trung ương và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp với Tỉnh ủy Thừa Thiên-Huế tổ chức Hội nghị toàn quốc sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW, ngày 18/01/2018 của Ban Bí thư về tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục Lịch sử Đảng. Tham dự Hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cùng đại biểu các ban, bộ, ngành Trung ương và các tỉnh, thành trong cả nước. Tại hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng đánh giá, các cấp ủy đã quan tâm, sâu sát trong lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện Chỉ thị số 20-CT/TW, đưa nhiệm vụ này vào công việc thường xuyên của Đảng bộ các cấp. Đến nay, hàng ngàn công trình Lịch sử Đảng đã được xuất bản và công bố, từ lịch sử toàn Đảng cho đến Lịch sử Đảng bộ địa phương các cấp; đặc biệt, cơ bản các địa phương đã biên soạn Lịch sử Đảng bộ địa phương đến năm 2000. Để nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục Lịch sử Đảng, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng đề nghị, tiếp tục đẩy mạnh thực hiện đồng bộ, thường xuyên, sâu rộng, sáng tạo và hiệu quả Chỉ thị số 20-CT/TW trong toàn Đảng, hệ thống chính trị và toàn xã hội, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của công tác chính trị, tư tưởng của cấp ủy các cấp. Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Nguyễn Xuân Thắng phát biểu tại hội nghị. Các địa phương, đơn vị cần xây dựng kế hoạch, chương trình cụ thể, xác định trách nhiệm của cấp ủy, nhất là người đứng đầu trong chỉ đạo và thực hiện Chỉ thị số 20 của Ban Bí thư. Bên cạnh đó, các cấp ủy Đảng không chỉ chú ý đến công tác nghiên cứu, biên soạn mà phải quan tâm cả việc thẩm định tính xác thực lịch sử; tổ chức các lớp tập huấn về công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục Lịch sử Đảng; đa dạng nội dung và cách thức tuyên truyền, giáo dục Lịch sử Đảng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; tiến hành số hóa Lịch sử Đảng để lưu trữ tư liệu lâu dài. Các địa phương cần xây dựng đề án sưu tầm tư liệu, phỏng vấn các nhân chứng lịch sử; kiện toàn, sắp xếp, bổ sung và nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác lịch sử. Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa nhấn mạnh, Chỉ thị số 20-CT/TW là một chủ trương lớn của Đảng, nhằm khẳng định yêu cầu nhiệm vụ, tầm quan trọng của việc tiếp tục nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị-xã hội và nhân dân đối với công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục Lịch sử Đảng. Công tác nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng được các cấp ủy coi trọng, xác định là một trong những nhiệm vụ chính trị hàng đầu. Điểm sáng của công tác này là những đóng góp quan trọng vào thành tựu nhiệm kỳ Đại hội XII, đồng thời kịp thời nắm bắt, thực hiện hiệu quả quan điểm chỉ đạo của Đại hội XIII của Đảng trên lĩnh vực công tác tư tưởng. Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa phát biểu tại Hội nghị. Tại hội nghị, đại biểu các cơ quan ban, bộ, ngành, địa phương, các nhà lãnh đạo, quản lý, các nhà khoa học đã phân tích, làm rõ những kết quả đạt được, những đóng góp nổi bật của công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục Lịch sử Đảng trong nhiệm kỳ Đại hội XII, XIII của Đảng; những mặt tồn tại, hạn chế; đồng thời đề xuất, kiến nghị những giải pháp khả thi, hữu hiệu, tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả trong thực hiện Chỉ thị số 20 trong thời gian tới. Các đại biểu tham dự Hội nghị cũng thẳng thắn chỉ ra một số hạn chế, tồn tại việc thực hiện Chỉ thị số 20 như một số cấp ủy Đảng, chính quyền chưa quan tâm đúng mức về công tác nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền, giáo dục Lịch sử Đảng; số lượng các công trình Lịch sử Đảng, lịch sử truyền thống được nghiên cứu, biên soạn và xuất bản tuy nhiều nhưng chất lượng chưa cao, chưa đồng đều, nội dung rộng nhưng chưa sâu, còn mang tính liệt kê sự kiện, dàn trải; việc khai thác, sử dụng tài liệu tham khảo gặp nhiều khó khăn do nguồn tư liệu bị thất lạc, hư hỏng... Qua 5 năm, việc triển khai Chỉ thị 20 đã đạt nhiều kết quả. Nổi bật là các cấp ủy quan tâm, sâu sát trong lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt và tổ chức thực hiện; có sự đầu tư về kinh phí, cơ sở vật chất và con người, tạo điều kiện quan trọng nâng cao chất lượng các hoạt động tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng của Đảng. Công tác nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng được các cấp ủy coi trọng, xác định là một trong những nhiệm vụ chính trị hàng đầu. Kết quả nghiên cứu, biên soạn Lịch sử Đảng đã có những đóng góp quan trọng vào thành tựu của nhiệm kỳ Đại hội XII và bước đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, phát huy tính ứng dụng trong bồi dưỡng, giáo dục chính trị tại các trường chính trị tỉnh, trung tâm chính trị cấp huyện và các trường phổ thông. Bên cạnh đó, công tác sưu tầm tài liệu được đẩy mạnh, nổi bật là nguồn tài liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh và các lãnh tụ Đảng được sưu tầm qua các kênh ngoại giao văn hóa. Việc tuyên truyền Lịch sử Đảng, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ đã được các cấp ủy, chính quyền địa phương, đơn vị chỉ đạo thực hiện một cách hệ thống, bài bản với nhiều cách làm hay, mô hình sáng tạo, tạo sức lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội. Công tác giáo dục Lịch sử Đảng, lịch sử cách mạng địa phương đã được đẩy mạnh thực hiện lồng ghép trong các chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị và giáo dục quốc dân./. TheoTTXVN |