Ngày 19/7,ủtướngchủtrìhọpkhẩnvớiBanChỉđạoQuốcgiaphòngchốkèo nhà cái m88 sau khi làm việc với TP. Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp khẩn của Chính phủ với Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống COVID-19 để nghe báo cáo tình hình dịch bệnh, trên cơ sở đó xem xét, quyết định những giải pháp mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn trước những diễn biến dịch phức tạp hiện nay. Thủ tướng chủ trì họp khẩn với Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19
Mở đầu cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các ý kiến thảo luận cần đi thẳng vào những vấn đề cụ thể liên quan đến công tác chống dịch hiện nay, đó là: công tác lãnh đạo chỉ đạo, việc siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong tổ chức thực hiện; đánh giá lại nguồn lực, y bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên kỹ thuật, trang thiết bị, sinh phẩm y tế; việc cung ứng vật tư, đảm bảo lương thực thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu cho người dân; việc giao thông, lưu thông hàng hóa; thực hiện an sinh xã hội, nhất là với người mất việc làm, người gặp khó khăn, Nghị quyết 68 cần bổ sung thêm những đối tượng nào? Những vướng mắc về tài chính cần xử lý thế nào?…Qua đó để thống nhất và đưa ra những giải pháp khả thi hơn, sát thực tế hơn trong tình hình cấp bách hiện nay. Tại cuộc họp, các thành viên chính phủ tán thành cao việc ban hành Nghị quyết lãnh đạo, chỉ đạo chống dịch trên phạm vi cả nước, đặc biệt là TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam. Phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng yêu cầu việc lãnh đạo chỉ đạo cần tập trung chuyên sâu thống nhất trên cả nước, nâng cao hiệu lực, hiệu quả để tổ chức, điều hành chống dịch. Tổ công tác đặc biệt ở TP Hồ Chí Minh sẽ giao cho Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Minh Lương làm tổ trưởng. Thủ tướng chỉ đạo, TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, tập trung thực hiện Chỉ thị 16 theo 16+ và siết chặt kỷ luật kỷ cương, qua đó mới giảm tốc độ lây nhiễm. Bộ Y tế chủ trì cùng các bộ, ngành, địa phương liên quan đánh giá lại chủng virus này để có đối sách phù hợp. Việc đánh giá, phân loại F0, F1, thế nào là nặng, thì từ đó mới có thể tập trung nguồn lực điều trị có trọng tâm, trọng điểm; Tổ giúp việc cần tăng cường huy động nguồn lực, độc lập đánh giá, nâng cao năng lực đánh giá, nhận định tình hình và đưa ra các giải pháp phù hợp. Thủ tướng chủ trì họp khẩn với Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19.
Các bộ, ngành, địa phương trong chỉ đạo, điều hành phải siết chặt kỷ luật, kỷ cương với tinh thần người dân vừa là chủ thể, vừa là trung tâm. Tham gia chống dịch vừa là trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của người dân. Về nguồn nhân lực, các tỉnh thành có nhu cầu thì phải nêu rõ yêu cầu cụ thể về bác sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên. Các tỉnh thành có nhân lực thì phải cụ thể về khả năng hỗ trợ, không để thiếu nguồn nhân lực, không để lãng phí, chồng chéo. Về trang thiết bị y tế, các tỉnh phải đánh giá năng lực để nêu yêu cầu Bộ Y tế thực hiện mua sắm; Phát huy tính sáng tạo, chủ động của các địa phương. Việc cung ứng vật tư, lương thực, thực phẩm phải bảo đảm thông suốt. Về tài chính, phải bảo đảm, thực hiện an sinh xã hội thật tốt. Thủ tướng nhấn mạnh: “Dịch lần này tấn công các đô thị lớn tốc độ lây lan nhanh, vào nơi tập trung đông người, khu công nghiệp, vì vậy, chúng ta phải lo an sinh xã hội linh hoạt, bổ sung các đối tượng thường xuyên. Những chỗ nào thực sự an toàn mới cho sản xuất theo tinh thần ba tại chỗ, một cung đường, hai điểm đến, không để lây lan dịch”. Về công tác tuyên truyền, Thủ tướng nêu rõ: Tuyên truyền phải kịp thời, thông suốt, chính xác, hiệu quả, làm cho nhân dân tin tưởng, truyền cảm hứng cho nhân dân; vaccine phải phân bổ hợp lý; nhanh chóng tiêm an toàn, hiệu quả, linh hoạt các đối tượng. Thực hiện Chỉ thị 15, 16 phải thực hiện nghiêm. Có địa phương cần thực hiện Chỉ thị 16+. Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo những công việc cụ thể cho các bộ, ngành
Về phân công cụ thể, Thủ tướng giao Bộ Y tế phải lo theo nhiệm vụ chức năng của mình, không để thiếu nguồn nhân lực y tế, phải đánh giá, dự báo tình hình, trên cơ sở đó Chính phủ mới điều hành kịp thời, chuẩn bị các phương án cao hơn; Kịp thời tháo gỡ vướng mắc, có văn bản rút gọn về các thủ tục mua sắm y tế; Bộ Y tế phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ đẩy nhanh sản xuất vaccne trong nước. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an bảo đảm an ninh trật tự, nhất là ở các khu cách ly; Bộ Giao thông vận tải không được để ách tắc lưu thông. Các địa phương không được tạo giấy phép con; Bộ Công Thương phải bảo đảm cung ứng hàng hoá nhu yếu phẩm cho nhân dân, xử lý ngay các vướng mắc; Bộ Tài chính hướng dẫn các quy định về tài chính cho rõ nhưng phải chặt chẽ; NHNN tiếp tục các chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp bảo đảm sản xuất lưu thông, bảo đảm cân đối vĩ mô, kết hợp hài hoà chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ; Bộ Ngoại giao thực hiện tốt chính sách ngoại giao vaccine, ngoại giao chống Covid-19; Bộ Thông tin và Truyền thông tăng cường quản lý Nhà nước về truyền thông, phân tích thông tin, tránh thông tin xuyên tạc; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bảo đảm sản phẩm nông nghiệp như lương thực thực phẩm, rau củ quả đáp ứng nhu cầu cho người dân; Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì cùng Bộ Y tế và các bộ ngành giải quyết vấn đề rác thải để bảo vệ môi trường, nhất là xử lý rác thải y tế ở khu cách ly... Thủ tướng cũng đề nghị Bí thư, Chủ tịch các địa phương lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nghiêm Chỉ thị 16, có thể ở mức cao hơn để hạn chế nhiều hơn nữa tiếp xúc, siết chặt các khe hở vừa qua, bảo đảm sự thông suốt trong phối hợp với các bộ, ngành, nghiêm túc thực hiện giãn cách xã hội, hạn chế đi lại, không ra khỏi nhà khi không cần thiết, xử lý nghiêm các vi phạm, huy động cả hệ thống chính trị cơ sở vào cuộc; Chủ tịch UBND các tỉnh thành phố trực thuộc T.Ư rà soát lại các vấn đề cần tháo gỡ; Các thành viên Chính phủ nêu cao tinh thần trách nhiệm để thực hiện chức trách, lãnh đạo, chỉ đạo bộ ngành mình thực hiện hiệu quả công việc với tinh thần trách nhiệm rất cao trước Đảng và nhân dân./ Theo VOV |