Một trong những cây đại thụ "già đời" nhất ớc Anh đã chuyển đổi giới tính sau 3.000 năm. Đó là cây thủy tùng cao gần 17 m, đã chuyển từ cây đực thành cây cái. Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân dẫn tới điều này do áp lực từ môi trường sống. Trong suốt 3.000 năm qua, cây thủy tùng trồng ở khuôn viên của nhà thờ Thánh Meugan gần Brecon, xứ Wales, ra quả hình nón. Đó là dấu hiệu của cây đực.
Nhưng một số du khách khi ghé thăm nhà thờ gần đây bất ngờ phát hiện thấy cây mọc ra những quả mọng màu đỏ tươi - dấu hiệu của việc nó đã trở thành cây cái. Cô Ruby Harrison, người phát ngôn của tổ chức Woodland Trust - đơn vị quản lý nhà thờ Thánh Meugan, cho rằng, việc chuyển đổi giới tính này có thể là cách cây đại thụ này phản ứng với những thay đổi trong môi trường sống. Trước đó, một số trường hợp cây cối chuyển đổi giới tính cũng từng được ghi nhận tại các quốc gia ở châu Âu.
"Nó nhắc nhở chúng ta rằng, dù đã già, nhưng nó vẫn hoàn toàn sống, cảm nhận phản ứng với môi trường và có thể sinh sản", cô Harrison nhấn mạnh. Được biết, đây là một trong số những cây thủy tùng có bề dày lịch sử, trồng xung quanh nhà thờ St Meugan thuộc miền trung của xứ Wales. Trước đó, cây thủy tùng "già đời" nhất châu Âu là một cây đực với niên đại 5.000 năm tuổi nằm ở Perthshire, Scotland, bắt đầu ra quả mọng vào năm 2015.
Trong thế giới thực vật, thủy tùng không phải là loài duy nhất biết chuyển giới. Vào khoảng những năm 1980, các nhà nghiên cứu đã quan sát hiện tượng này xuất hiện ở hơn 50 loài khác nhau. Thủy tùng vốn là loại cây thuộc họ tùng, nổi tiếng với vẻ đẹp và có giá trị cao. Chúng phát triển tương đối chậm, có thể sống rất lâu và đạt chiều cao lên tới 40 m. Chúng được dùng nhiều trong mục đích sản xuất và cả phong thủy. Cuốn sách kỳ lạ nhất thế giới: Viết bằng ngôn ngữ của loài mèoNếu bắt gặp một cuốn sách có tựa đề kỳ lạ “Meo meo”, bạn có nghĩ rằng mình sẽ bị thu hút đến mức ngay lập tức bỏ tiền ra để “rước” nó về nhà mà không hề xem trước nội dung? |