Hàng ngàn năm trước, những người Ai Cập cổ đại được an nghỉ ở Saqqara - nơi mệnh danh là thành phố cổ của người chết. Các xác ướp được đặt trong các hộp gỗ trang trí bằng chữ tượng hình. Sau đó, những quan tài này được niêm phong, chôn cất trong các ngôi mộ nằm rải rác trên và dưới cát.
Những bí ẩn trong các ngôi mộ cổ ở Saqqara, Ai Cập |
Trong vòng 3 tháng qua, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra 160 quan tài tại địa điểm này. Họ dự kiến sẽ đưa tới các bảo tàng trên khắp Ai Cập, đồng thời tiến hành mở một số để kiểm tra xác ướp bên trong.
Theo các chuyên gia, một số ngôi mộ ở Saqqara được khắc các lời nguyền bằng chữ tượng hình đầy màu sắc trên tường, với mục đích cảnh báo và ngăn chặn kẻ xâm nhập định trộm mộ.
Salima Ikram, một nhà Ai Cập học đến từ trường Đại học Mỹ ở thủ đô Cairo, đã phân tích một số xác ướp động vật được phát hiện tại Saqqara vào năm ngoái. Quá trình phân tích cho thấy, những "lời nguyền" trong mộ cổ chủ yếu nhằm ngăn những kẻ xâm phạm tới quấy rầy sự an nghỉ của người đã khuất.
Những bí ẩn trong các ngôi mộ cổ ở Saqqara, Ai Cập |
"Lời nguyền nhấn mạnh, nếu có kẻ không trong sạch tiến vào mộ, kẻ đó sẽ bị các vị Thần trừng phạt và siết cổ như siết một con ngỗng", nhà Ai Cập học này nhấn mạnh.
Lời nguyền được nhà nghiên cứu Ikram đưa ra vốn được tìm thấy bên trong lăng mộ của tể tướng Ankhmahor.
Ông vốn là quan cận thần của vị Pharaoh thuộc Vương triều thứ 6 của Ai Cập, sống cách đây hơn 4.000 năm. Vị tể tướng này được chôn cất trong lăng mộ mastaba nằm phía trên mặt đất giống hình hộp chữ nhật. Kiểu lăng mộ mastaba tương tự xuất hiện ở khắp Ai Cập, bao gồm cả Kim tự tháp Giza.
Lời nguyền trong mộ cổ của tể tướng Ankhmahor nhằm hướng tới những kẻ xâm phạm, khẳng định: "Những gì ngươi làm với mộ của ta, sẽ xảy ra tương tự với ngươi", đồng thời đe dọa chúng "phải chịu nỗi sợ nhìn thấy ma".
Những bí ẩn trong các ngôi mộ cổ ở Saqqara, Ai Cập |
Nhà nghiên cứu Ikram cho rằng, những lời nguyền như vậy thường khiến kẻ trộm mộ chùn bước.
Theo bộ phim tài liệu mới về "Bí mật lăng mộ Saqqara", Ikram giải thích, những ngôi mộ được người Ai Cập cổ đại coi như "nhà dành cho người chết ở thế giới bên kia".
"Nếu muốn có thế giới bên kia thoải mái, bạn phải có ngôi mộ lý tưởng. Bởi vậy, người cổ đại sẽ trang hoàng bằng những thứ họ muốn được tận hưởng vĩnh viễn. Những kẻ xâm phạm nếu cố ăn trộm đồ vật có giá trị chôn cùng người chết, bị nguyền là sẽ nhận trừng phạt tương xứng với tội ác gây ra", nhà nghiên cứu giải thích.
Hình phạt dành cho kẻ trộm mộ quý tộc có thể bao gồm cả phạt đánh và xẻo mũi, đồng thời phải trả lại món đồ ăn cắp.
Tuy nhiên, các dòng chữ trên lăng mộ của tể tướng Ankhmahor cũng có nội dung chào đón những người tâm thiện lành. Vị tể tướng này khẳng định sẽ bảo vệ họ trước Osiris. Người Ai Cập cổ đại tin rằng, Osiris là vị chúa tể phán xét linh hồn người chết trước khi đưa họ sang thế giới bên kia.
Một số lời nguyền khác còn xuất hiện ở các ngôi mộ trên khắp Ai Cập, với niên đại khoảng từ năm 2575 đến năm 2150 trước Công nguyên.
Tại bộ tộc xa xôi sống trong rừng sâu này, một người đàn ông có thể lấy tới 4 bà vợ. Và bộ tộc này không phải lúc nào cũng mở cửa đón khách du lịch tới thăm.