Hơn 1.300 người ngộ độc trong 9 tháng, bác sĩ nêu nguyên nhân chính_bong da hom
Theơnngườingộđộctrongthángbácsĩnêunguyênnhânchíbong da homo báo cáo của Bộ Y tế, trong 9 tháng, cả nước xảy ra 80 vụ ngộ độc thực phẩm với 1.356 người bị ngộ độc, trong đó có 15 người tử vong.
Riêng tháng 9, cả nước ghi nhận 8 vụ khiến 381 người ngộ độc, 3 người tử vong. Một số vụ ngộ độc có số nạn nhân lên tới hàng chục, hàng trăm người như ngộ độc bánh mì Phượng tại Hội An (Quảng Nam), 56 học sinh trường Tiểu học Kim Giang (Thanh Xuân, Hà Nội) nhập viện sau khi đi dã ngoại.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), ngộ độc thực phẩm do nhiều nguyên nhân gây ra như độc chất, vi trùng, độc tố. Thực phẩm đóng vai trò như đường truyền gây ngộ độc.
Nhiều tác nhân gây ra ngộ độc thực phẩm, trong đó có 3 nhóm tác nhân chủ yếu:
Thứ nhất,nhóm vi sinh vật, vi trùng nói chung trong đó phổ biến nhất là các vi khuẩn Ecoli, Salmonella, lị… Phần lớn các vụ ngộ độc thực phẩm tại nước ta cũng do nhóm này gây ra. Bác sĩ Nguyên chia sẻ nguyên nhân chủ yếu là bảo quản không đúng, chế biến chưa đảm bảo dẫn tới vi sinh vật tấn công vào thực phẩm và con người ăn phải. Trong số đó, Samolnella là nguy hiểm nhất.
Thứ hai, ngộ độc do độc chất, hóa chất trong quá trình nuôi trồng, bảo quản và chế biến. Các hóa chất hay gặp nhất là thuốc bảo vệ thực vật, phụ gia thực phẩm, hóa chất bảo quản. Ngộ độc do độc chất được đưa vào thực phẩm như xyanua, thạch tín. Ngộ độc do hóa chất có thể xảy ra cấp tính hoặc mãn tính.
Thứ ba, thực phẩm có chứa độc tố. Một số thực phẩm đã chứa độc tố tự nhiên như nấm độc. Một số loại cá ở vùng rạn san hô cũng dễ nhiễm độc.
Ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra trong quá trình ăn, sau ăn từ 3 phút tới 24 giờ, có từ hai người trở lên cùng ăn một loại thức ăn. Triệu chứng nhiễm độc do vi sinh phổ biến là đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy.
Trường hợp ngộ độc nặng có triệu chứng về tim mạch, thần kinh, tê bì, yếu cơ, mờ mắt, rối loạn nhịp tim và một số cơ quan khác.
Khi bị ngộ độc thực phẩm, bác sĩ Nguyên khuyến cáo cần xác định rõ tình trạng người ngộ độc. Nếu đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy cần bù nước và theo dõi nhiệt độ cơ thể. Nếu bệnh nhân nôn liên tục, sốt cần nhanh chóng tới cơ sở y tế.
Trường hợp ngộ độc đơn lẻ hoặc một người mắc có thể do yếu tố hóa chất, độc tố tự nhiên, cần báo cơ quan y tế dự phòng hoặc cơ quan an toàn thực phẩm địa phương. Người nhà nên giữ lại thực phẩm để bảo quản và lưu mẫu xác định tìm rõ nguyên nhân cụ thể.
Ngộ độc thực phẩm hoàn toàn có thể phòng ngừa. Bác sĩ khuyến cáo các cơ sở sản xuất và kinh doanh thực phẩm phải tuân thủ quy định an toàn thực phẩm. Người dân không nên ăn các thực phẩm có độc tố như nấm tự nhiên, cá nóc, lựa chọn thực phẩm an toàn.
Nỗi lo mất an toàn thực phẩm từ quán ăn vặt cổng trườngVừa vào đầu năm học mới, nỗi lo mất an toàn thực phẩm lại tăng thêm khi 25 học sinh tại Cao Bằng đồng loạt vào viện sau ăn kẹo mua ở cổng trường.相关文章
Tại sao Công Phượng chỉ xứng “vãn cảnh” ở AFF Cup?
- Đồng hương của HLV Hữu Thắng xuất hiện dày đặc trong danh sách tuyển Việt Nam dự AFF Cup 2016. Như2025-01-11Tiến Linh tỏa sáng cùng Bình Dương, CLB Thanh Hóa vươn lên dẫn đầu V
Phút 62 ở trận Bình Dương gặp CLB TPHCM trên sân Bình Dương, Nguyễn Tiến Linh có pha xoay người sút2025-01-11Dự đoán thời điểm HLV Ten Hag bị sa thải ở Man Utd
Ngày hôm qua, Ban lãnh đạo Man Utd đã tổ chức cuộc họp khẩn. Thế nhưng, trong suốt 7 tiếng, giới chó2025-01-11Đối thủ bỏ đá giao hữu, đội tuyển Việt Nam chính thức chốt lịch thi đấu
Theo kế hoạch, đội tuyển Việt Nam sẽ thi đấu giao hữu với Li Băng và Ấn Độ trong đợt FIFA Days (tập2025-01-11- Hesman - Chiến binh thiết giáp mở đầu với khung cảnh bên ngoài vũ trụ, robot khổng lồ Hesman mất kết2025-01-11
Lịch thi đấu của VĐV Việt Nam tại Olympic 2024: Chờ đợi kỳ tích xuất hiện
Hai xạ thủ Đỗ Thị Ánh Nguyệt và Lê Quốc Phong sẽ là những VĐV đầu tiên của đoàn thể thao Việt Nam xu2025-01-11
最新评论