Không “ngại” giáo án điện tử
Trường Tiểu học Thuận Hòa (TP Huế,áoviêncảithiệntrìnhđộ côngnghệthôngtin saubồidưỡngchươngtrìnhphổthôngmớu19 pháp vs tỉnh Thừa Thiên Huế) năm học vừa qua, cũng giống như các cơ sở giáo dục tiểu học khác, đã thực hiện dạy học CT GDPT 2018 cho học sinh lớp 1.
Mỗi phòng học được trang bị một tivi để giáo viên thuận lợi tổ chức dạy học bằng giáo án điện tử hay ứng dụng công nghệ thông tin, giúp học sinh hứng thú học tập và dễ tiếp thu. Tổ Âm nhạc do cô Nguyễn Thị Quỳnh Như làm tổ trưởng, theo đó cũng tích cực trình chiếu hình ảnh, video để bài dạy thêm sinh động. Hoạt động này lúc đầu còn bỡ ngỡ, nhưng quá trình thực hiện nhiều, đặc biệt là sau khi thường xuyên, liên tục tự bồi dưỡng trực tuyến các nội dung về CT GDPT mới, giáo viên tự tin ứng dụng công nghệ thông tin hơn vào hầu hết bài dạy.
Ở trường Tiểu học Bản Luốc (xã Bản Luốc, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang), cô giáo Hoàng Kim Cúc cũng thường xuyên sử dụng bài giảng điện tử để dạy cho học trò lớp 1. Đó có thể là những hình ảnh động được giáo viên xây dựng trên Thư viện trực tuyến Violet hay PowerPoint để minh hoạ cho bài học môn tiếng Việt; cũng có thể là những tiết dạy bằng giáo án điện tử được chỉnh sửa từ bản điện tử của sách giáo khoa, để gần gũi và phù hợp hơn với các học sinh người dân tộc thiểu số.
Sự tiến bộ về kỹ năng sử dụng máy tính hay khai thác học liệu số này, theo cô Cúc, là nhờ những tháng ngày “vượt khó” khi tự bồi dưỡng trực tuyến 3 modul bồi dưỡng về CT GDPT 2018 thuộc Chương trình ETEP.
“Bồi dưỡng qua internet, ban đầu tôi gặp khá nhiều khó khăn do trình độ công nghệ thông tin có những hạn chế nhất định. Đôi khi quên các thao tác kỹ thuật, phải mày mò mất nhiều thời gian hoặc nhờ đồng nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên, từ những lúng túng bước đầu đó, quá trình bồi dưỡng đã giúp tôi tiến bộ hơn trong kỹ năng sử dụng máy tính, ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học. Giờ tôi có thể xây dựng các hình ảnh động trong bài giảng cho học trò lớp 1, tiếp cận được nhiều chuyên trang về giáo dục bổ ích và tham gia các cộng đồng giáo viên học tập để học hỏi nhiều điều hay, đưa vào dạy học tốt hơn”, cô Cúc nói.
Giáo viên cải thiện trình độ công nghệ thông tin sau chính quá trình bồi dưỡng chương trình phổ thông mới. Ảnh minh họa. |
Cô Cúc cho rằng, dù bồi dưỡng trực tiếp hay trực tuyến thì hiệu quả tiếp nhận vẫn được quyết định bởi ý thức tự giác, tinh thần ham học hỏi của người học. Với những gì đúc rút được từ 3 modul bồi dưỡng cộng thêm sự hỗ trợ đắc lực của tổ chuyên môn, ban giám hiệu nhà trường, cô đã có năm vừa qua thành công khi giúp 35/37 học sinh người dân tộc thiểu số hoàn thành chương trình lớp 1. Trong đó, 6 em hoàn thành xuất sắc, 15 em được đánh giá “Hoàn thành tốt” chương trình.
“Các em đều mạnh dạn hơn lứa học sinh những năm trước. Trong giờ học đã chủ động, sôi nổi tham gia các hoạt động và có thể trình bày suy nghĩ của mình một cách rõ ràng, tự tin. Những học sinh hoàn thành xuất sắc chương trình lớp 1 năm nay thậm chí còn có khả năng đọc với tốc độ tương đương anh chị lớp 3, lớp 4 cùng trường. Các em có thể đọc hiểu được văn bản, kể lại được truyện chỉ sau 2-3 lần nghe và tính nhẩm nhanh mà không cần đặt tính”, cô Cúc nói.
Giảm đáng kể sổ sách trong quản lý nhà trường
Từng là giáo viên cốt cán được tham gia bồi dưỡng trực tiếp cùng giảng viên sư phạm chủ chốt, nhưng cô Nguyễn Thị Thúy (hiện là Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học-THCS Phú Sơn, huyện Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hoá) lại thích học trực tuyến hơn. Theo cô Thúy, việc tham gia các phòng học trực tuyến vẫn có thể trao đổi nhiều điều với cộng đồng cùng bồi dưỡng và vẫn học hỏi được nhiều điều có giá trị thực tiễn cao.
Là người trải qua nhiều lần đổi mới chương trình, sách giáo khoa những năm trước, song khi tiếp cận mô hình bồi dưỡng trực tuyến lần này, cô Thuý cũng thấy “mới lạ” và không khỏi lúng túng. Học hỏi qua bạn bè, thậm chí nhờ cả con cái làm “gia sư”, dần dần khả năng công nghệ thông tin thông qua bồi dưỡng trực tuyến của cô được cải thiện đáng kể. Giờ đây, cô giáo đã biết khai thác, tìm hiểu và sử dụng được nhiều các học liệu trên mạng, thay vì lúng túng không biết tải dữ liệu về và sử dụng ra sao, hay không biết cách nào để chuyển dữ liệu định dạng pdf thành word như ngày trước.
“Trước đây, thời khoá biểu cứ phải in ra giấy rồi phát, giờ chỉ cần một phút gửi qua email hay zalo là tới được tất cả giáo viên, phụ huynh học sinh. Các giấy tờ sổ sách liên quan cũng được giảm đáng kể. Chỉ với một chiếc máy tính, giờ tôi có thể thực hiện rất nhiều việc liên quan đến công tác quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn cho toàn trường”, vị phó hiệu trưởng nói.
Tự bồi dưỡng 3 modul trên hệ thống bồi dưỡng trực tuyến (LMS), cô Trần Thị Phương Hoa (giáo viên Trường Tiểu học Cương Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) cho hay, mỗi lần tham gia là một lần được trải nghiệm phương pháp làm việc mới và mở mang được nhiều kiến thức và nâng dần trình độ ứng dụng công nghệ thông tin.
“Trong điều kiện dịch bệnh, không phải lúc nào giáo viên cũng có thể được làm việc trực tiếp và bắt buộc phải linh hoạt hơn trong ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học để thích ứng với thực tế. Cải thiện và nâng tầm việc sử dụng công nghệ thông tin là phần rất hữu ích giáo viên có được sau bồi dưỡng trực tuyến”, cô Hoa nói.
Hải Nguyên
Sau 1 năm triển khai chương trình phổ thông mới, với việc được trau dồi từ các khoá bồi dưỡng, các giáo viên dạy lớp 1 giờ đây đã tự tin, “làm chủ” việc dạy học và kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.