Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu kết luận cuộc họp. (Ảnh: Đức Tám/TTXVN)
Chiều 3-11,ủtướngchủtrìhọpvềcainghiệnmatúyquảnlýsaunghiệbảng xếp hạng seria brazil Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì cuộc họp về công tác cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện.
Tham dự cuộc họp có Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, lãnh đạo Ủy ban Pháp luật, Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội; Tòa án Nhân dân Tối cao; lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo báo cáo rà soát, quản lý người nghiện của Bộ Công an cho thấy tình hình nghiện ma túy ở Việt Nam vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp; người nghiện ma túy đã có ở 100% các tỉnh, thành phố, gần 90% quận, huyện và khoảng 70% số xã, phường, thị trấn trong cả nước; số người người tái nghiện vẫn ở tỷ lệ cao...
Toàn quốc có 10 địa phương trọng điểm về ma túy, HIV/AIDS; trong đó có 3 địa phương có số người nghiện, người nhiễm HIV/AIDS có hồ sơ quản lý cao nhất cả nước là Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội và tỉnh Sơn La.
Tại cuộc họp, lãnh đạo nhiều bộ, ngành, địa phương cho rằng, công tác cai nghiện và quản lý sau cai thời gian qua đã đạt được những kết quả, tuy nhiên tình hình vẫn diễn biến phức tạp; công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện còn nhiều tồn tại, hạn chế, vướng mắc; các văn bản quy định liên quan đến công tác phòng, chống ma túy, cai nghiện còn chưa đồng bộ; kinh phí và nguồn lực cho công tác phòng, chống ma túy, cai nghiện ma túy giảm.
Bên cạnh đó sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương còn thiếu chặt chẽ, chưa đồng bộ; đối tượng nghiện ma túy thường liên quan đến các hoạt động tệ nạn xã hội bị kỳ thị và tái nghiện cao; gia đình và bản thân đối tượng nghiện ma túy thường thuộc diện khó khăn do đó không có khả năng tài chính để cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng và Trung tâm; người sử dụng ma túy tổng hợp có xu hướng gia tăng và trẻ hóa…
Phát biểu của Lãnh đạo Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội, Tòa án Nhân dân Tối cao, Bộ Công an và nhiều bộ ngành tại cuộc họp đã chia sẻ với những khó khăn của Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố khác trong công tác cai nghiện ma túy cũng như quản lý người nghiện; trong đó có những khó khăn liên quan đến thực hiện quy trình, thủ tục cai nghiện ma túy bắt buộc do có sự chưa đồng bộ, thậm chí mẫu thuẫn giữa các quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính và Luật Phòng, chống ma túy.
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đề xuất Chính phủ và Quốc hội ban hành Nghị quyết chung về công tác phòng chống AIDS, ma túy, mại dâm trong tình hình mới để có cơ sở giải quyết bất cập, tồn tại trong hệ thống chính sách pháp luật hiện hành; xem xét đưa vào Chương trình xây dựng Luật khóa XIV về dự án Luật Dự phòng và Điều trị nghiện ma túy để thống nhất các quy định pháp luật hiện hành về lĩnh vực cai nghiện (trong đó sửa đổi các Luật Phòng, chống ma túy, Luật Xử lý vi phạm hành chính và các Luật có liên quan).
Trong khi chờ sửa đổi Luật và các quy định liên quan và trước thực trạng bức xúc về tình hình nghiện ma túy và quản lý người nghiện, Thành phố Hồ Chí Minh kiến nghị cho phép được thí điểm áp dụng giao chức năng quản lý, cắt cơn giải độc, tư vấn tâm lý cho người nghiện ma túy trong khi chờ cơ quan chức năng lập thủ tục, lập hồ sơ ban hành quyết định đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Kết luận cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết công tác phòng, chống ma túy, cai nghiện và quản lý cai nghiện được Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền quan tâm chỉ đạo, bố trí nguồn lực và kiên trì thực hiện trong nhiều qua. Tuy nhiên qua rà soát, đánh giá, tình hình ma túy vẫn còn diễn biến phức tạp, số người nghiện gia tăng, kết quả cai nghiện hiệu quả không cao.
Với thực tế cũng như nhận thực rằng ma túy không chỉ liên quan đến sức khỏe, nòi giống mà còn là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới các hành vi tội phạm, làm mất trật tự an toàn xã hội, Nhà nước cũng như cả cộng đồng xã hội đều xác định phải bằng các giải pháp đồng bộ, mạnh mẽ, cụ thể và với tinh thần quyết liệt, kiên trì, lâu dài để đảm bảo thực hiện đạt kết quả cao nhất trong công tác phòng, chống ma túy, cai nghiện và quản lý sau cai nghiện.
“Chúng ta cần tiến hành sơ kết, tổng kết công tác này, nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá nghiêm túc, nguyên nhân và trách nhiệm, trả lời cho được câu hỏi vì sao công tác này chưa hiệu quả, từ đó bổ sung những chỉ đạo, giải pháp mới, phù hợp với thực tế; đảm bảo công tác phòng chống ma túy, công tác cai nghiện và quản lý cai nghiện có hiệu quả hơn,” Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh.
Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, theo Hiến pháp mới, việc hạn chế quyền công dân, quyền con người phải được quy định bởi Luật và phải được quyết định bởi Tòa án. Luật Xử lý vi phạm hành chính mới thông qua đã thể hiện tinh thần này.
Tuy nhiên, khi đi vào thực tiễn cuộc sống, có một số điều, quy định giữa Luật này và các Luật liên quan còn chưa đồng bộ, thậm chí mâu thuẫn, từ đó đặt ra yêu cầu phải kiến nghị xem xét, sửa đổi, vừa đảm bảo quyền con người, quyền công dân; đồng thời phù hợp với thực tiễn, đảm bảo lợi ích chung của cộng đồng, xã hội.
Trên tinh thần này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các bộ, ngành chức năng tiếp tục triển khai quyết liệt các chỉ đạo của Chính phủ liên quan đến công tác cai nghiện và quản lý cai nghiện. Khẩn trương ban hành các văn bản hướng dẫn theo quy định; tăng cường rà soát, nắm chắc số liệu người nghiện, đẩy mạnh công tác tuyên truyền về công tác phòng, chống ma túy; rút ngắn thời gian lập hồ sơ để nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Cùng với đó, các địa phương cần khẩn trương chuyển đổi một số cơ sở cai nghiện bắt buộc ở các địa phương thành các cơ sở cai nghiện không bắt buộc để tiếp nhận người nghiện ma túy; giải quyết tốt tình trạng người nghiện không được quản lý tại cộng đồng như hiện nay.
Trên cơ sở các đề xuất, kiến nghị của Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội cũng như đề xuất của các bộ, ngành Trung ương, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị các bộ, ngành hữu quan xây dựng văn bản của Chính phủ báo cáo và kiến nghị Quốc hội theo 2 phướng án.
Thứ nhất là cho thí điểm lập Trung tâm tiếp nhận xã hội bắt buộc để tiến hành cắt cơn nghiên, giải độc, tư vấn tâm lý cho người nghiện ma túy trong khi chờ cơ quan chức năng hoàn thiện thủ tục, lập hồ sơ và quyết định đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; hoặc theo hướng thứ hai là kiến nghị cho lùi thời gian thực hiện điều 103 và điều 131, Luật Xử lý vi phạm hành chính để sửa đổi, bổ sung một số quy định của Luật này./.
Theo TTXVN